Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?


Chung nhan Tin Nhiem Mang
Vệ sinh phòng bệnh: Thu gom và xử lý rác thải
Ngày cập nhật 28/12/2022

      Các khuyến nghị cần thực hiện:

      - Tuyệt đối không xả rác ra đường phố, trên mặt đất.

      - Bỏ rác đúng nơi qui định như thùng rác có nắp đậy.

      - Sử dụng rác hữu cơ để ủ, đốt hoặc đem chôn.

      - Rác vô cơ có thể bán, tái chế hoặc đem chôn.

      - Sử dụng hố rác và thường xuyên đốt rác để không bốc mùi hôi thối.

      - Không để nước tù đọng quanh nhà. Khơi thông rãnh thoát nước.

      - Hàng tuần cả thôn làm tổng vệ sinh.

      - Gia súc chết phải đem đi chôn ngay.

      - Thông báo cho cán bộ về các bệnh viện hoặc nhà máy gây ô nhiễm (nếu có).

      Tác hại của rác thải:

      - Rác thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, đất và nước.

      - Ô nhiễm không khí: gây ra nhiều bệnh nguy hiểm do nhiễm khí độc như Cacbon điôxit thải ra từ xe hơi, rò khí từ các nhà máy điện hạt nhân nguyên tử.

      - Ô nhiễm nước: thường do nước từ đường ống thải của nhà tiêu tự hoại ngấm vào nguồn nước, mức độ ô nhiễm đo bằng số lượng khuẩn ecoli (khuẩn gây bệnh có trong phân người) gây bệnh tiêu chảy và tả.

      - Nước cũng có thể bị ô nhiễm do có những hóa chất sinh ra từ tự nhiên như asen, một chất gây nguy hiểm cho con người, gây bệnh ung thư hoặc các bệnh khác và gây dị tật, hoặc do rò rỉ dầu từ các tàu chở dầu và giếng dầu hủy hoại đời sống sinh vật biển.

      - Rác thải rắn đặc biệt là từ các bệnh viện là môi trường sống lý tưởng cho rất nhiều loại vi khuẩn và côn trùng trung gian gây bệnh (ruồi, nhặng, gián..).  Ngoài ra, chuột cũng rất thích tìm thức ăn  ở những nơi có nhiều rác và sau đó vào trong nhà và có thể truyền bệnh cho con người qua thức ăn.

      Các loại rác thải:

      - Con người thải ra nhiều loại rác bao gồm rác thải rắn vả rác thải lỏng (còn gọi là nước thải).

      - Rác hữu cơ như xương cá, vỏ tôm, lá rụng, rau củ quả, các loại giấy, gỗ và xương v.v. có khả năng tự phân hủy.

      - Rác vô cơ như túi nilon, chai lọ thủy tinh, đồ dùng bằng nhựa, vỏ đồ hộp, dây kim loại không có khả năng tự phân hủy.

      - Nước thải đôi khi được gọi là nước xám, bao gồm các loại nước thải từ trong sinh hoạt hàng ngày của con người thải ra như tắm giặt, từ nhà bếp, chuồng gia súc gia cầm, từ các công sở, cơ quan, chợ búa, nhà máy và các bệnh viện.

      - Nước thải có thể là nước xà phòng hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến môi trường và hủy hoại các vi sinh vật có lợi cho đất giúp cây trồng phát triển tốt.

      Xử lý rác thải:

      - Không xả rác bừa bãi.

      - Nếu là rác vô cơ, nên phân loại và bán cho người mua phế liệu để tái chế.

      - Nếu là rác hữu cơ có thể đánh đống để ủ thành phân bón hoặc đốt.

      - Nếu không xử lí như trên thì phải đào hố chôn.

      - Nếu là rác thải lỏng, phải khơi thông nước thải sinh hoạt gia đình và đường làng ngõ xóm thường xuyên.

      - Bệnh viện, nhà máy phải có hệ thống xử lí nước thải để không làm ô nhiễm môi trường.

      Không vứt rác thải bừa bãi, tái sử dụng rác.

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 46.017.270
Lượt truy cập hiện tại 7.833