Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Vệ sinh phòng bệnh: Phòng tránh nhiễm sán dây
Ngày cập nhật 10/01/2023

      Sán dây dẹt, dài, chia đốt, con trưởng thành sống trong ống tiêu hoá.

      Sán dây gây bệnh thường gặp: Taenia saginata (sán dây bò), Taenia Solium (sán dây lợn), Echinococcus granulosus, E. Multilocularis, D. Latum, Hymenolepis nana.

      Con trưởng thành gồm một đầu để bám, một đốt cổ để sinh ra, các đốt và thân (strobila) gồm nhiều đốt (proglottides).

      Chiều dài thay đổi từ rất nhỏ (3mm) đến dài trên 10m, số đốt thay đổi từ 3 đốt đến 4.000 đốt.

      Hình thể sán dây:

      - Sán dây mình dài, thân nhiều đốt và có nhiều loài khác nhau.

      - Sán dây thường dài từ 3-5 mét, nhưng có thể phát triển dài hơn 20 mét.

      - Phần đầu sán có miệng mang chức năng bám sát vào thành ruột và phần thân có thể sinh thêm các đốt đến khi bám được suốt chiều dài thành ruột.

Đầu sán dây hình quả lê

Mỗi đốt trưởng thành chứa ít nhất là 1 bộ phận sinh dục đực và 1 bộ phận sinh dục cái

      Chẩn đoán:

      - Chẩn đoán bệnh sán dây người ta lấy mẫu phân để tìm những đốt sán dây hoặc trứng giun của giun ký sinh trong cơ thể người bệnh.

      Vòng đời của sán dây:

      - Sán dây là một loài ký sinh trùng, chúng sống bám trên các động vật khác như chó, mèo, bò, lợn và người.

      - Khi sinh sản, sán dây có thể tự thụ tinh cho trứng của mình (ở một số loài) và cho ra ngoài môi trường thông qua phân của vật chủ.

      - Một vật chủ trung gian (chẳng hạn như lợn) ăn phải trứng sán và bị nhiễm sán vào cơ thể và nội tạng.

      - Khi người ăn thịt lợn bị nhiễm sán, trứng sán đi vào dạ dày và bắt đầu phát triển thành sán dây mới.

      - Nhiễm sán dây cũng xảy ra khi uống nước có trứng sán.

 

      Dấu hiệu, triệu chứng:

      - Bệnh sán dây thường có ít triệu chứng nhưng có thể lâm vào tình trạng nguy kịch nếu không chữa trị.

      - Các triệu chứng gồm có sút cân, đói, khó tiêu, người yếu ớt, bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, thiếu máu (thiếu sắt).

      - Có thể chữa bệnh sán dây bằng cách uống thuốc.

      - Trứng sán cũng có thể xâm nhập vào những cơ quan quan trọng trong cơ thể như gan, phổi, tim, não và trong những trường hợp đó cần phải đi bệnh viện phẫu thuật.

      Đường truyền bệnh:

      - Lợn và chó gây lây truyền bệnh sán dây vì chúng thường ăn phân chứa trứng sán dây của các động vật khác.

      - Sán dây thâm nhập vào cơ thể chúng và lây truyền sang cơ thể người khi chúng ta ăn thịt các con vật này.

      Phòng tránh nhiễm sán dây:

      - Để phòng tránh bệnh sán dây, hãy thực hiện ăn chín uống sôi.

      - Đôi khi nhiễm sán dây do bơi lội sông hồ và nuốt nước vào miệng.

      - Có thể bệnh sán dây do ăn thịt tái như thịt bò, lợn hoặc cá.

      - Thậm chí có thể mắc sán dây do bị rận trên người các con vật mắc bệnh cắn.

      - Có thể mắc sán dây nếu chó mắc bệnh liếm mồm vào đĩa bát của chúng ta.

      - Có thể bị sán dây do uống nước bẩn chưa đun sôi.

Ấu trùng sán dây hình hạt gạo trong thịt lợn

Ấu trùng sán dây được tìm thấy cả trong não của lợn

Những con lợn thả rông được xác định là vật lây truyền sán dây cho người

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.539.027
Lượt truy cập hiện tại 8.547