Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Sinh hoạt hội thảo khoa học Chuyên đề "Cập nhật nhận diện và xử trí cấp cứu ngoại viện đột quỵ não cấp".
Ngày cập nhật 07/07/2023

Ngày 05/7/2023, Sở Y tế tổ chức sinh hoạt hội thảo khoa học Chuyên đề "Cập nhật nhận diện và xử trí cấp cứu ngoại viện đột quỵ não cấp".

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 17 triệu bệnh nhân đột quỵ mới mắc và 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Đột quỵ cũng đã để lại hơn 80 triệu bệnh nhân sống trong tình trạng tàn phế.

Tại Việt Nam chúng ta, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23% và những người thoát khỏi tử vong thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên gánh nặng cho gia đình và xã hội…. trong số họ có không ít là người thân, bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta.

Đột quỵ hoàn toàn có thể ngăn ngừa, phòng tránh và cứu chữa được nếu chúng ta phát hiện, nhận diện được các dấu hiệụ đột quỵ, xử lý kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ trong giờ vàng (4,5 giờ từ lúc khởi phát triệu chứng) và hơn nữa là cách nhận thức, thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ. Trong thời điểm giờ vàng bệnh nhân đột quỵ được sử dụng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

Với tầm quan trọng như vậy, được sự hỗ trợ của chương trình Angels thuộc công ty Boehringer- Ingelhein, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Vận chuyển cấp cứu tổ chức buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề "Cập nhật nhận diện và xử trí cấp cứu ngoại viện đột quỵ não cấp", cho các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế làm công tác cấp cứu trong toàn ngành Y tế góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị đột quỵ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm nguy cơ tử vong và các di chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Buổi hội thảo có sự tham gia hơn 600 đại biểu tham dự, trong đó có 100 địa biểu tham dự trực tiếp tại Hội trường Sở Y tế và hơn 500 đại biểu tham dự tại các điểm cầu kết nối của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Sở Y tế.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 

ThS Phan Thị Hiếu- P. NVY
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.571.393
Lượt truy cập hiện tại 9.340