Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?


Chung nhan Tin Nhiem Mang
Y tế ngoài công lập: Góp sức cùng ngành y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Ngày cập nhật 23/07/2015

Một trong những tiêu chí quan trọng để đưa TT Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương đó là hiện đại hóa hệ thống y tế để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung và cả nước. Cùng với bệnh viện đa khoa TT Huế đang chuẩn bị hoàn thành và đưa vào sử dụng, hệ thống y tế tư nhân cũng đã và đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình góp phần đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh không những cho người dân TT Huế mà cả khu vực miền Trung.

Từ sự tiên phong của các tôn giáo trên địa bàn

Hằng ngày, chỉ mới 7h sáng, dãy ghế dành cho bệnh nhân ngồi chờ ở Tuệ tĩnh đường Liên Hoa đã rất đông người. Trong hơn 30 năm qua, địa chỉ này đã gắn bó với rất nhiều bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo ở khắp nơi trong tỉnh, không chỉ bởi là nơi khám chữa bệnh từ thiện mà còn bởi y đức và y thuật của những lương y như sư Tuệ Tâm. Là người xuất gia, nhưng sư thầy lại chọn cho mình con đường trị bệnh cứu người, bởi theo sư: “thì ngoài vấn đề tự độ thì người tu hành cần độ tha nữa nên sư đã phát tâm học nghề thuốc để giúp đỡ bà con khi ốm đau, bệnh tật. Hơn 30 năm qua tôi đã làm công việc này và thấy rằng càng ngày mình càng hiểu và cảm thông với người bệnh hơn. Khi chữa trị khỏi bệnh cho một bệnh nhân, đem lại cho họ sự an lạc thì bản thân tôi cũng thấy có một niềm vui, một sự an lạc rồi.” May mắn gặp được thầy giỏi, cộng với lòng đam mê học hỏi, nghiên cứu đã giúp sư Tuệ Tâm trở thầy người thầy thuốc giỏi. Với sự hỗ trợ của các cá nhân tổ chức, Tuệ tĩnh đường Liên Hoa hiện đã có cơ ngơi khang trang, trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ 30 lương y. Trung bình mỗi ngày, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa đón trên 250 bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Tất cả bệnh nhân đến đây đều được khám bệnh miễn phí. Đối với những bệnh nhân không thuộc diện hộ nghèo sẽ trả 25% tiền thuốc. Số tiền này để trả lương cho các lương y, đúng theo nghĩa “lấy dược nuôi y” là vậy; còn với những người bệnh nghèo thì được cấp thuốc không phải trả tiền. Không chỉ dừng lại ở đó, sư thầy Tuệ Tâm còn đang ấp ủ ước nguyện sẽ xây dựng một bệnh viện điều dưỡng có chức năng vừa điều trị vừa hướng dẫn cho bệnh nhân các phương pháp dưỡng sinh, thiền, để họ tự tạo cho mình cuộc sống ổn định hơn về tinh thần.

Các tôn giáo chính là những thành phần tham gia sớm nhất vào việc xã hội hóa y tế, để cùng với hệ thống y tế Nhà nước gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Đến sự vào cuộc của hệ thống y tế tư nhân

Với mục tiêu huy động các nguồn lực xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, chia sẻ gánh nặng với hệ thống y tế Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có sự lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh theo nhu cầu, điều kiện kinh tế của mình, từ sau những năm 2.000, công tác xã hội hóa y tế ở TT Huế bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của những bệnh viện chuyên khoa như: bệnh viện Ngoại khoa Nguyễn Văn Thái, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình – phẫu thuật tạo hình Huế. Đặc biệt là sau năm 2006, khi Nghị quyết số 6d về đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa y tế giai đoạn 2006 – 2010 được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, bệnh viện Hoàng Viết Thắng – bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên trên địa bàn tỉnh cũng đi vào hoạt động. Trong gần 5 năm qua, bệnh viện Hoàng Viết Thắng đã đạt được những con số đáng ghi nhận như: tổng số lượt bệnh nhân bệnh nhân đến khám, điều trị đã tăng gần gấp 3 lần với trên 82.000 lượt; công suất sử dụng gường bệnh từ 105%năm 2005  cũng đã tăng lên trên 164% vào năm 2011. Với tiêu chí hoạt động “Tất cả vì người bệnh”, bệnh nhân được đón tiếp, phục vụ tận tình chu đáo, được chăm sóc bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn, được đối xử công bằng, chính là yếu tố tạo nên uy tín, sự thành công của đơn vị. Nhờ vậy mà không chỉ thu hút người bệnh trên địa bàn tỉnh, bệnh viện còn là địa chỉ tìm đến của nhiều bệnh nhân ở khu vực Miền Trung. Bệnh viện cũng đã được Sở y tế, Bảo hiểm xã hội TT Huế giao nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT. Hiện tại, đơn vị là nơi khám chữa bệnh ban đầu cho 15.000 người có thẻ BHYT. Đi vào hoạt động bệnh viện đa khoa Hoàng Viết Thắng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như giảm tải hiệu quả cho các đơn vị khám chữa bệnh công lập. Ngoài ra, hằng năm đơn vị còn tổ chức các đợt khám chữa bệnh ngoại viện cho người dân ở vùng sâu vùng xa, cho đối tượng chính sách, người có công với nước.

Cũng với mục đích cùng hệ thống y tế nhà nước chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, sau nhiều năm gắn bó với Khoa Đông Y của bệnh viện Quân y 268, đến lúc nghỉ hưu, BS Nguyễn Quang Hợp vẫn mong muốn được đem kiến thức, năng lực của mình để trị bệnh cứu người bằng phương pháp điều trị Đông – Tây y kết hợp. Vậy là từ phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng khám đa khoa Đông – Tây y kết hợp mang chính tên ông ra đời vào giữa năm 2009. Với việc kết hợp những trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại của Tây y trong khám bệnh, chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, siêu âm, điện tim...với các phương pháp chữa trị độc đáo của Đông y như: châm cứu, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp, day, ấn huyệt, phòng khám của ông được nhiều người bệnh biết đến với ưu thế chữa các bệnh về hen suyễn, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh sau khi bị tai biến, liệt thần kinh, viêm đa thần kinh, đau thần kinh tọa vv...

PGS.TS Nguyễn Dung, GĐ Sở Y tế TT Huế cho biết: “Để tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa y tế, với trách nhiệm của ngành chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, trong thời gian qua, Sở Y tế TT Huế đã tạo điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn các quy trình, thủ tục xây dựng mới bệnh viện tư nhân, mở rộng quy mô các bệnh viện. Đồng thời hướng dẫn thẩm định và phê duyệt danh mục kỹ thuật; xây dựng, triển khai các quy chế của ngành y tế, tập huấn về quy trình vô khuẩn bệnh viện, tạo điều kiện trong triển khai công tác khám chữa bệnh BHYT. Đối với các phòng khám tư nhân, các cơ sở kinh doanh dược, Sở Y tế TT Huế cũng hướng dẫn về hồ sơ thủ tục, tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để các cơ sở sớm đi vào hoạt động.”

Nhờ vậy mà đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ngoài công lập, 11 cơ sở khám chữa bệnh của các tổ chức từ thiện, 286 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, 155 phòng chẩn trị y học cổ truyền cùng hàng trăm cơ sở kinh doanh dược. Theo đánh giá của Sở y tế TT Huế, các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập hoạt động khá tốt, số gường bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập chiếm khoảng trên 4% tổng số gường bệnh của toàn tỉnh và bình quân mỗi năm số lượt người đến khám chữa bệnh chiếm từ 15 – 20% trong tổng số lần khám chữa bệnh của hệ thống y tế địa phương.

Một trong những tiêu chí quan trọng để đưa TT Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương đó là hiện đại hóa hệ thống y tế để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung và cả nước. Cùng với bệnh viện đa khoa TT Huế đang chuẩn bị hoàn thành và đưa vào sử dụng, hệ thống y tế tư nhân cũng đã và đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình góp phần đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh không những cho người dân TT Huế mà cả khu vực miền Trung. Vấn đề cần đặt ra cho ngành y tế TT Huế đó là làm thế nào để quản lý tốt và hỗ trợ cho hệ thống y tế ngoài công lập về hành lang pháp lý cũng như vấn đề y đức hiện đang được toàn xã hội quan tâm.

Như Nguyện

Nguồn: trt.com.vn

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.340.913
Lượt truy cập hiện tại 12.675