Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hướng dẫn phòng, chống thiên tai 2024
Ngày cập nhật 20/09/2024

      Thiên tai đang là mối lo lớn nhất của nhân loại, trên thế giới trong 20 năm qua. Mỗi năm làm 10.000 người chết, mất tích, thiệt hại 0,1-0,2% GDP toàn cầu, (150-200 tỷ USD/năm). Ở Việt Nam, Khoảng 400 người chết & mất tích /năm (bình quân 30 năm trở lại đây); thiệt hại kinh tế 1,0 - 1,5% GDP.

     Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ghi nhận rét đậm, rét hại liên tiếp. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên hứng chịu hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nhiều tháng; sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là tại Cà Mau. Năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.964 trận thiên tai khiến 169 người chết và mất tích, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

1. Thiên tai là gì

      Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thiên tai

      Các loại hình thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Các loại hình thiên tai

2. Rủi ro thiên tai là gì.

      Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra cho người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội

 

3. Tình trạng dễ bị tổn thương

      Là những đặc điểm và hoàn cảnh của một cộng đồng, môi trường hoặc tài sản dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi của thiên tai.

 

Xây nhà, công trình ven triền đồi

4. Năng lực phòng chống thiên tai

      Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (chủ động, kịp thời, có hiệu quả).

 

 

Gia cố đê điều (nguồn internet)

5. Giảm thiểu rủi ro thiên tai

       Giảm tình trạng dễ bị tổn thương, tăng năng lực phòng chống thiên tái.

      Bên cạnh đầu tư các hệ thống công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều… thì các hoạt động phi công trình cũng mang lại hiệu quả cao, trong đó có hoạt động nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai.

 

Tập huấn nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai

Giảm rủi ro thiên tai

6. Cấp độ rủi ro thiên tai

      Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

      Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021:

      - Bão, áp thấp nhiệt đới: Rủi ro thiên tai từ cấp 3 đến cấp 5.

      - Lũ, ngập lụt: Rủi ro thiên tai từ cấp 1 đến cấp 5.

      - Lốc, sét, mưa đá: Rủi ro thiên tai cấp 1 và cấp 2.

      - Mưa lớn: Rủi ro thiên tai từ cấp 1 đến cấp 4).

5 cấp độ rủi ro thiên tai

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 46.175.166
Lượt truy cập hiện tại 10.094