Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Vệ sinh phòng bệnh: Con đường lây bệnh tiêu chảy và biện pháp phòng tránh
Ngày cập nhật 26/12/2022

      Khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy:

      - Rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào đồ ăn.

      - Cất trữ thức ăn trong chạn kín để tránh ruồi.

      - Đảm bảo ruồi không thể tiếp xúc với phân.

      - Chỉ ăn hoa quả khi được rửa sạch và gọt vỏ.

      - Giữ sân vườn sạch sẽ, không có phân người và gia súc.

      - Đảm bảo nước uống không bị nhiễm bẩn từ phân.

      - Không dùng phân tươi để bón ruộng.

      Con đường lây bệnh tiêu chảy:

      - Tiêu chảy là tình trạng của đường ruột và được nhận biết là do bị đi ngoài liên tục và phân lỏng.

      - Một số dạng tiêu chảy có thể chữa khỏi tại nhà, song tiêu chảy ở tình trạng nguy hiểm (có máu và nhầy) có thể là triệu chứng của của các bệnh nghiêm trọng như tả, kiết lị, thương hàn, sốt rét, sởi và HIV/AIDS.

      - Bởi vậy, nếu tiêu chảy ở người lớn kéo dài hơn một tuần, nhất thiết phải đi bệnh viện vì có thể là triệu chứng của bệnh khác (bác sỹ chẩn đoán, xét nghiệm.

      - Có nhiều hình thức tiêu chảy và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vì thế, cần nhận ra các loại khác nhau.

Đường lây truyền bệnh

      Các loại tiêu chảy khác nhau:

      - Viêm dạ dày ruột: Thường xuyên đi phân rất lỏng hoặc nhiều nước, nôn, đau bụng co thắt.

      - Kiết lỵ: Thường xuyên đi phân lỏng hoặc nhiều nước, có máu trong phân.

      - Thương hàn: Tiêu chảy quá tuần thứ 3, phân màu vàng xanh tanh, sốt cao.

      - HIV/AIDS: Tiêu chảy hơn 1 tháng, sút cân, yếu ớt và sốt kéo dài.

      5 đường lây truyền từ phân đến miệng:

      - Chất lỏng: Phóng uế bừa bãi, phân có thể chảy xuống sông và suối, làm ô nhiễm nguồn nước làm cho nước không đảm bảo để uống. Phân có thể ngấm vào nước giếng, do nhà tiêu có vị trí quá gần giếng.

      - Ruồi: Ruồi thường đậu trên phân, sau đó chúng bay lên rồi đậu vào đồ ăn, làm cho đồ ăn dính những hạt phân nhỏ li ti, mà sau đó chúng ta ăn phải.

      - Ngón tay: Khi tay chúng ta chạm vào phân của mình (hoặc tã bẩn của em bé) có thể mang  lượng phân nhỏ li ti dính vào tay, và nếu tay chạm vào đồ ăn, phân sẽ vào lại miệng.

      - Đồ ăn: Thức ăn sẽ gây ra bệnh tiêu chảy nếu đồ ăn không được nấu  chín để diệt khuẩn thâm nhập cơ thể chúng ta qua đường miệng.

 

 

 

 

 

      - Đồng ruộng: phân ngoài cánh đồng sẽ hấp dẫn ruồi, sau đó chúng bay lên và đậu vào đồ ăn  làm cho đồ ăn dính những hạt nhỏ li ti chứa vi khuẩn. Ngoài ra, sau khi làm đồng về, chân tay chúng ta cũng bị bẩn.

      Nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy:

 

 

 

 

 

      Phòng bệnh tiêu chảy:

 

 

 

 

 

      Phải ngăn chặn tất cả các con đường lây bệnh để phòng bệnh tiêu chảy.

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 47.210.605
Lượt truy cập hiện tại 15.900