Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Chi cục Dân số tỉnh tập huấn cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai và các kỹ năng liên quan đến người khuyết tật.
Lượt xem 770Ngày cập nhật 17/07/2024

   Thực hiện chương trình phối hợp triển khai lồng ghép công tác Dân số-phát triển vào hoạt động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh, vào ngày 16 tháng 7 năm 2024, Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Người Mù tỉnh tổ chức buổi tập huấn cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai và các kỹ năng truyền thông đặc thù liên quan đến người khuyết tật. Đây là một trong những trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7).

   Đến tham dự và trao đổi chuyên đề tại lớp tập huấn có Thạc sĩ. BSCKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số; Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người Mù tỉnh cùng các cán bộ văn phòng chuyên môn Hội Người Mù tỉnh, các huyện/thị xã và thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc của Hội cùng toàn thể nhân viên, người lao động của công ty Niềm Tin của Hội.

 

Thạc sĩ. BSCKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng truyền thông tại lớp tập huấn

   Đồng chí Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số đã cho biết trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác Người khuyết tật. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết, chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về người khuyết tật. Đặc biệt, điều đó cũng đã được thể hiện tại Công văn số 588/CDS-TTGD ngày 18/6/2024 của Cục Dân số về việc nội dung định hướng hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2024 là ưu tiên truyền thông dành cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu...Tất cả đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, số người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng, người khuyết tật ngày càng tự tin hơn, có ý chí vươn lên, tự lập trong cuộc sống, bình đẳng hòa nhập cộng đồng, các rào cản xã hội từng bước giảm dần, quyền của người khuyết tật ngày càng được đảm bảo tốt hơn.

   Ngành Y tế và các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng như phục hồi chức năng ở cộng đồng giúp người khuyết tật cải thiện một số hoạt động, để từng bước tham gia các sinh hoạt cộng đồng và xã hội theo tinh thần “Vì một xã hội hoà nhập, không rào cản cho người khuyết tật” với mục tiêu hướng đến tăng cường sự tham gia, nâng cao vị thế và cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

   Tại buổi tập huấn Ths.BsCKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phân tích các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của người khuyết tật, nguy cơ khi mang thai và sinh con đồng thời đồng chí cũng nêu lên những rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người khuyết tật hiện nay như rào cản kinh tế, phương tiện đi lại, định kiến xã hội trong việc kết hôn và sinh con... Đồng chí cũng phổ biến thêm các quy định về trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật khi mang thai và nuôi con nhỏ được quy định tại Điều 20 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

   Ngoài ra, Bác sĩ cũng tư vấn các biện pháp tránh thai hiện đại và tác hại của phá thai; các bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng tránh, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên khiếm thính,... chia sẻ, động viên về tinh thần, nhằm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, giúp đỡ cán bộ, hội viên của hội vươn lên hòa nhập cộng đồng đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng dân số tại địa phương./.

Một số hình ảnh khác tại lớp tập huấn

- Khuyết tật khiến NKT khó tiếp cận được thông tin và dịch vụ như người không khuyết tật. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp dịch vụ thân thiện hơn với NKT.

- Không để ý đến nhu cầu của NKT hay quan tâm quá, coi họ là nạn nhân đều không phải là thái độ thích hợp.

- NKT cần được tôn trọng chứ không phải thương hại.

- Để cung cấp dich vụ phù hợp cho NKT, cán bộ y tế trước hết cần nhìn NKT là khách hàng như những người khác và sau đó quan tâm đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của họ. 

Các đặc điểm thể chất và định kiến xã hội về khuyết tật khiến người khuyết tật có nguy cơ cao hơn với nhiều vấn đề SKSSTD.

Các hạn chế về thể chất và chức năng không phải là lý do để người khuyết tật khó tiếp cận dịch vụ mà chính là do các dịch vụ chưa thân thiện với người khuyết tật.

Người khuyết tật là một cộng đồng đa dạng về loại khuyết tật, bối cảnh khuyết tật, điều kiện giáo dục, kinh tế, xã hội, do vậy các nguy cơ về sức khỏe bao gồm SKSSTD và khả năng tiếp cận dịch vụ cũng khác nhau.

- Quyền được chăm sóc sức khỏe bao gồm SKSSTD của người khuyết tật được khẳng định trong luật pháp Việt Nam và quy định quốc tế. Người khuyết tật cần được tôn trọng và hỗ trợ để tiếp cận chăm sóc sức khỏe bình đẳng như người không khuyết tật.    

 

Nguyễn Hà - CCDS
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 45.210.142
Lượt truy cập hiện tại 1.743