Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tập huấn cung cấp kiến thức về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số
Ngày cập nhật 23/05/2024

   Sáng ngày 21/5/2024, Chi cục Dân số tỉnh phối hợp với Hội người cao tuổi tỉnh tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số cho gần 40 hội viên Hội người cao tuổi phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Đến tham dự có ThS.BS.CKII Phan Đăng Tâm  – Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh, về phía Hội người cao tuổi tỉnh có Ông Hồ Viết Lễ - Trưởng ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh

 

   Theo tổng cục Dân số (Bộ Y tê), Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Dự báo đến năm 2050, Việt Nam có thể sẽ trở thành nước có dân số siêu già.

   Theo Bác sĩ Phan Đăng Tâm già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như kiến thức và kinh nghiệm; tiếp nối truyền thống văn hóa; tăng cường sự gắn kết xã hội và thúc đẩy kinh tế tri thức. Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về suy giảm tăng trưởng lực lượng lao động; trong bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi; gây sức ép lớn với hệ thống y tế; chi tiêu công tăng để hỗ trợ người già; áp lực lớn tới hệ thống lương hưu và an sinh xã hội.

   Tuổi thọ trung bình của Người Việt Nam là 73,6, phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi Việt Nam mắc 3-4 bệnh. Người dân nước ta có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều. Mỗi người cao tuổi Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

   Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đột quỵ, bệnh thoái khóa khớp, loãng xương, bệnh cao mỡ máu, bệnh sa sút trí tuệ,...

   Đối với Thừa Thiên Huế, vừa có mức sinh cao nhưng với tỷ lệ 15% người cao tuổi, Thừa Thiên Huế cũng đang ở giai đoạn già hoá dân sô. Vấn đề chăm sóc NCT rất được Đảng và Nhà nước quan tâm, tuy nhiên công tác chăm sóc NCT của tỉnh nhà vẫn còn một số khó khăn. Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm, đồng thời để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, trong đó việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ rất cần thiết. Bên cạnh đó, tăng cường việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi tự phòng bệnh; Tăng cường hướng dẫn người cao tuổi các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào hê thống y tế và cộng đồng.

   Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 một lần nữa tái khẳng định mục tiêu đó để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

   Một số hình ảnh tại lớp tập huấn:

 

Xuân Thy – Chi cục Dân số
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 44.537.397
Lượt truy cập hiện tại 5.960