"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"

Vệ sinh phòng bệnh: Kiểm soát ruồi
Ngày cập nhật 28/12/2022

      Các khuyến nghị cần thực hiện:

      - Thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

      - Sử dụng lồng bàn, chạn bát, tủ lạnh và chạn đựng thức ăn có lưới bảo vệ.

      - Thường xuyên dọn dẹp nhà ở, chuồng nuôi gia súc, gia cầm sạch sẽ.

      - Xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh.

      - Ngăn chặn không cho ruồi sinh sản ở những nơi như các đống rác.

      - Không phóng uế bừa bãi.

      - Thu gom và xử lý rác, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

      - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi như: bẫy ruồi, vỉ đập ruồi hoặc côn trùng

      Ruồi:

      - Ruồi có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, nhưng đặc biệt tập trung ở những vùng có khí hậu nóng ẩm nơi có nhiều thực vật đang mục rữa hoặc nơi có phân.

      - Không gì có thể giới hạn ruồi, thậm chí dù nhà cửa sạch sẽ, ruồi vẫn có thể mang mầm bệnh từ nhà hàng xóm sang.

      - Vì vậy, chúng ta cần tập hợp nhau để cùng nhau chống lại kẻ thù chung, ngăn không để chúng làm lây lan bệnh tật.

      Vòng đời của ruồi:

      - Một con ruồi chỉ sống từ 20 đến 30 ngày nhưng trong khoảng thời gian đó, một con ruồi cái có thể sinh ra 500 trứng.

      - Trứng ruồi nhỏ và trắng, hình dáng giống như hạt gạo tẻ.

      - Chỉ nửa ngày sau khi sinh, trứng nở thành giòi và sau 4 ngày, giòi biến thành nhộng.

      - Nhộng nằm yên chờ đến khi phát triển đầy đủ thành một con ruồi hoàn chỉnh, thời gian này kéo dài khoảng 6 ngày.

      - Ruồi con bay đi và chỉ trong vài ngày đã tìm được bạn đời và bắt đầu một chu kì sinh sản mới.

      - Chúng chết hai tuần sau khi giao phối.

      - Thông thường ruồi chết khi thời tiết lạnh nhưng cũng có thể sống sót vì giòi hoặc nhộng nằm sâu trong rác hoặc phân chờ đến khi thời tiết ấm lên để tiếp tục sinh nở.

      Ruồi mang mầm bệnh từ những nơi bẩn thỉu như đống rác hay phân trong nhà vệ sinh và đậu lên thức ăn:

      - Những vi khuẩn này có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy, lỵ hay tả.

      - Nếu mắt chúng ta bị bẩn, ruồi sẽ bay đến và làm hỏng mí mắt, gây trầy xước nhãn cầu và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa (Đau mắt hột).

      - Nếu bị chảy nước mũi hoặc mặt bị bẩn, ruồi sẽ bay đến và đậu từ người này sang người khác, lây truyền bệnh như cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

 

 

      Kiểm soát ruồi:

     - Cần bảo đảm rằng không có rác rưởi hôi thối hoặc chất thải rắn bốc mùi làm ruồi đến.

      - Điều này có nghĩa là chúng ta phải chôn hoặc đốt rác để không còn rác thối rữa gây mùi khó chịu.

      - Cần bảo đảm xử lý đúng cách đối với súc vật chết hoặc các vật phẩm thừa từ các lò mổ gia súc gia cầm để không có mùi thịt thối rữa.

      - Để chống lại ruồi, chúng ta phải ngăn chặn chúng sinh sản bằng cách giữ cho mọi thứ sạch sẽ, khiến chúng không có nơi sinh sản, không có thức ăn và không đến gần nơi chúng ta ở.

      Ngăn chặn sự sinh sản của ruồi, che đậy thức ăn tránh ruồi.

ThS. Trần Bá Thanh - TTKSBT
Tin mới
Xem tin theo ngày