"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"

Hướng dẫn phòng chống thiên tai
Ngày cập nhật 10/10/2022

Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”.

        Năm 2020, cả nước đã xảy ra 14 cơn bão trên biển Đông; 265 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh/TP, trong đó 09 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, TP Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; mưa lũ lớn lịch sử, 90 trận động đất, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng.

        Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về thiên tai, rủi ro thiên tai, phòng chống thiên tai.

        Thiên tai:

        Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.


Các loại thiên tai

      Các loại hình thiên tai:

        1) Bão, (2) áp thấp nhiệt đới, (3) gió mạnh trên biển, (4) lốc, (5) sét, (6) mưa lớn, (7) lũ, (8) lũ quét, (9) ngập lụt; (10) sạt lở đất, (11) sụt lún đất do mưa lũ/ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; (12) nước dân, (13) xâm nhập mặn, (14) nắng nóng, (15) hạn hán, (16) cháy rừng do tự nhiên, (17) rét hại, (18) mưa đá, (19) sương mù, (20) sương muối, (21) động đất, (22) sóng thần và các loại thiên tai khác.

Dọn dẹp vệ sinh sau ngập lụt

        Rủi ro thiên tai:

        Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra cho người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Đi qua ngầm tràn lúc lũ về

Trẻ em đi học qua cầu khỉ, cầu tạm

Nhà ở, công trình xây dựng ven khe, sông suối

        Tình trạng dễ bị tổn thương:

        Là những đặc điểm và hoàn cảnh của một cộng đồng, môi trường hoặc tài sản dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi của thiên tai.

Xây dựng công trình tại khu vực ven sườn đồi núi

        Năng lực phòng chống thiên tai:

        Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, các điều kiện và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức và xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (chủ động, kịp thời, có hiệu quả)

Gia cố đê, kè sông chống sạt lở

        Giảm thiểu rủi ro thiên tai:

        Giảm tình trang dễ bị tổn thương. tăng năng lực phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đầu tư các hệ thống công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều… thì các hoạt động phi công trình cũng mang lại hiệu quả cao. Trong đó có hoạt động nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai.

        Cấp độ rủi ro thiên tai:

        Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

        Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021:

        - Bão, áp thấp nhiệt đới: Rủi ro thiên tai từ cấp 3 đến cấp 5.

        - Lũ, ngập lụt: Rủi ro thiên tai từ cấp 1 đến cấp 5.

        - Lốc, sét, mưa đá: Rủi ro thiên tai cấp 1 và cấp 2.

        - Mưa lớn: Rủi ro thiên tai từ cấp 1 đến cấp 4.

ThS. Trần Bá Thanh - Khoa SKMT-YTTH-BNN, TTKSBT tỉnh
Tin mới
Xem tin theo ngày