"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"

Gương sáng ngành y
Hôm nay, Kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2023). Cách đây 68 năm, ngày 27/2/1955 Bác Hồ đã viết thư gửi hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Ngày này được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế.
Hôm nay kỉ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2.1955 – 27.2.2023. Sứ mệnh to lớn nhất và niềm hạnh phúc nhất của người thầy thuốc là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 68 năm qua, khoác lên mình chiếc áo blouse, các thầy thuốc tận tụy với công việc bảo vệ sức khỏe người dân. Đặc biệt, trong các năm chống dịch Covid -19, đội ngũ y bác sĩ đã truyền năng lượng tích cực và niềm tin để cả nước cùng vượt qua gian khó. Cùng với  đội ngũ y bác sĩ trên cả nước, những y bác sĩ của TT Huế đã luôn trao dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như y đức, hy sinh, tận tụy hết lòng vì người bệnh. Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam chúng tôi mời quí vị và các bạn cùng gặp gỡ những thầy thuốc tiêu biểu đã có những đóng góp lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe, cứu chữa bệnh nhân cũng như truyền lửa cho các thế hệ trẻ.
Đã sinh ra, tồn tại trong cuộc đời, ai cũng có “cái tôi” của riêng mình. Cái tôi chính là bản ngã, bản chất, cá tính vốn có của mỗi con người. “Cái tôi” vừa để phân biệt, vừa để khẳng định “ta là ai” trong thế giới bao la này.
Có một số người khi được giao quản lý một nguồn lực nào đó của cơ quan, thay vì hiểu rằng bổn phận của mình là giúp cơ quan bảo quản, vận hành và khai thác tốt nguồn lực tài sản, thì họ lại “tự tung tự tác”, tự cho mình quyền hạn như là chủ nhân thực sự của nguồn tài sản đó. Thế nên, thay vì khiêm nhường làm việc với đúng chức trách được giao thì họ lại tỏ ra có “quyền sinh quyền sát”, thực hiện nhiệm vụ nhưng lại như “ban phát” quyền lợi, “gia ân” cho người khác. Và đương nhiên những người được lòng hay thân thiết với họ sẽ được ưu ái nhiều hơn, trong khi những người khác sẽ gặp không ít trở ngại mặc dù đó cũng là quyền được thụ hưởng chính đáng của họ.
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.
    Tên em ấy là Vân (Trần Thị Cẩm Vân) - CN. Điều dưỡng. Vân được tuyển dụng về công tác tại Trung tâm y tế Quảng Điền từ năm 2005 . Tôi quen biết và hiểu nhiều về em ấy khoảng chừng 10 năm trở lại, từ khi tôi được đơn vị điều động công tác từ Đội BVBMTE-KHHGĐ đến Phòng Kế hoạch nghiệp vụ  vào năm 2008.  
   TTH - Trong “danh sách vàng” về những điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Phú Vang, có thạc sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Hoàng Trọng Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, người giàu y đức, góp phần đưa đơn vị trở thành điểm sáng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho người dân.
Để có sự phát triển của Bệnh viện Đa khoa Bình Điền như hôm nay không chỉ là sự cố gắng của các y bác sĩ mà còn là sự đóng góp của toàn bộ nhân viên trong bệnh viện, trong đó không thể không nhắc đến các chị em trong Tổ Hộ lý.
   Năm 1988 anh Nguyễn Quốc Phòng được Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế phân công nhiệm sở tại Đội Vệ sinh phòng dịch Phòng Y tế  Hương Điền (nay là Đội Y tế dự phòng Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà), trải qua nhiều năm trong công tác phòng chống dịch và thư ký các chương trình y tế Quốc gia: Tiêm chủng mở rộng; Phòng chống sốt rét; Vệ sinh môi trường; Vệ sinh an toàn thực phẩm, HIV/AIDS…Dù ở cương vị nào BS Nguyễn Quốc Phòng Đội trưởng Đội Y tế Dự phòng, Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.   
Sinh ra và lớn lên ở miền đất nghèo Tuyên Hoá, Quảng Bình. Học xong chương trình đào tạo kỹ thuật viên Hình ảnh Y học với tấm bằng loại Giỏi, Trần Huy Hoàng về nhận công tác tại Khoa Cận lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Bình Điền.
Các tin khác
Xem tin theo ngày