Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Huyết áp tối đa và tối thiểu, chỉ số nào quan trọng
Ngày cập nhật 23/04/2021
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Đối với những người mắc bệnh tim mạch có liên quan đến huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên trang bị cho bản thân mình một máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi chỉ số huyết áp nhằm dự báo tình hình. Vậy huyết áp đa và huyết áp tối thiểu đo được, chỉ số nào là quan trọng và nên đo ở một hay hai tay, cần biết về vấn đề này.

 

Ý nghĩa chỉ số huyết áp đo được

Trên thực tế khi đo huyết áp, có lẽ người đo và có thể ngay cả bác sĩ thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chỉ số trên cùng hay đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim co bóp đẩy máu đi. Chỉ số dưới cùng hay thứ hai được gọi là huyết áp tâm trương, chỉ số này luôn thấp hơn vì nó phản ánh áp lực bên trong động mạch trong giai đoạn nghỉ giữa các nhịp tim của lần tim bóp và ít được quan tâm. Thực ra cả hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều quan trọng như nhau. Theo hướng dẫn và quy định gần đây, hiện tượng huyết áp tăng được xác định nếu chỉ số huyết áp tâm thu ở trong khoảng từ 120 đến 129 mmHg. Khi chỉ số huyết áp tâm thu ở mức 130 mmHg hay cao hơn hoặc chỉ số huyết áp tâm trương 80 mmHg trở lên được xem là cao huyết áp hoặc tăng huyết áp.  

Hầu hết các trường hợp thực tế đều bị tăng huyết áp cơ bản hoặc nguyên phát, có nghĩa là nguyên nhân không phải do tình trạng sức khỏe, dùng thuốc hoặc các chất bổ sung gây ra. Tăng huyết áp nguyên phát có thể ảnh hưởng đến cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở mức độ tương tự. Tuy vậy đôi khi, đặc biệt là ở những người cao tuổi thường bị ảnh hưởng chủ yếu đến huyết áp tâm thu được gọi là tăng huyết áp tâm thu cô lập. Hiện tượng này xảy ra khi tuổi đã cao, các động mạch có xu hướng trở nên kém đàn hồi hơn và ít có khả năng đáp ứng với một lượng máu tăng lên; máu chảy qua các động mạch ở áp suất cao có thể làm hư hại lớp niêm mạc lót ở bên trong các động mạch này, đẩy nhanh sự tích tụ của các mảng bám chứa nhiều chất cholesterol. Do cùng một thể tích máu nhưng phải đi qua một vùng động mạch nhỏ hẹp hơn nên áp suất của huyết áp tâm thu có xu hướng tăng lên, trong khi đó huyết áp tâm trương không thay đổi hoặc giảm dần theo thời gian. Ở một số người bị tăng huyết áp tâm thu đơn lẻ, chỉ số huyết áp tâm trương có thể giảm xuống khi ở tuổi 50 hoặc thậm chí ngay cả tuổi 40. 

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là tình trạng bị đột quỵ có liên quan đến huyết áp tâm thu cao hơn so với huyết áp tâm trương. Tuy nhiên vào năm 2019, một nghiên cứu kéo dài trong thời gian 8 năm đối với hơn 1,3 triệu người trưởng thành được thực hiện đã phát hiện rằng trong khi huyết áp tâm thu tăng cao có ảnh hưởng lớn hơn đến quả tim thì chỉ số huyết áp tâm trương cao cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến một số người bất kể chỉ số huyết áp tâm thu.  

Để bảo đảm kết quả đo chính xác khi kiểm tra huyết áp tại nhà, phải ngồi thoải mái với lưng tựa vào ghế ngồi, chân đặt trên sàn nhà và cánh tay đặt trên bàn với lòng bàn tay hướng lên trên; nếu cần thiết hãy đỡ cánh tay bằng một chiếc gối nhỏ làm sao cho khuỷu tay ngang với tim. Một vấn đề đơn giản nhưng nên được lưu ý.  

Đo huyết áp ở một tay hay hai tay

Thông thường, việc đo huyết áp được thực hiện trên một cánh tay nhưng sự phân tích mới gần đây cho rằng để phù hợp với tình hình nên đo kiểm tra huyết áp trên cả hai cánh tay vì sự khác biệt của chúng có thể cho thấy biểu hiện của nguy cơ mắc bệnh tim cao. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension của Mỹ vào tháng 2 năm 2021 từ việc kiểm tra 24 nghiên cứu đo huyết áp ở cả hai cánh tay cho 53.827 người trưởng thành không bị huyết áp cao đã phát hiện có sự khác biệt hơn 5 trị số giữa kết quả đo huyết áp tâm thu ở cánh tay trái và cánh tay phải, điều này có liên quan đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ của lần đầu tiên cao hơn 9% và tỷ lệ tử vong tăng khoảng 6% do bệnh tim mạch trong vòng 10 năm; sự khác biệt giữa hai kết quả huyết áp đo được ở hai cánh tay càng lớn thì rủi ro càng cao. 

Ở người lớn tuổi, huyết áp cao hơn ở một cánh tay thường mang ý nghĩa là có nhiều mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch cung cấp máu cho cánh tay đó so với cánh tay có huyết áp thấp hơn. Các nhà khoa học khuyến cáo nên thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp ở cả hai cánh tay. Sự chênh lệch huyết áp tâm thu giữa các cánh tay từ 10 trị số trở lên được xem là bất thường. Khi theo dõi chỉ số huyết áp của mình tại nhà bằng cách tự đo huyết áp với máy đo có sẵn nếu liên tục thấy mức chênh lệch về trị số huyết áp này được ghi nhận, hãy báo cáo ngay tình hình với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn.     

 

 

                                                                      

 

BS. NGUYỄN VÕ HINH
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.357.577
Lượt truy cập hiện tại 14.979