Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đề án thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 22/05/2018

ĐỀ ÁN

Thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở

 hợp nhất Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe

trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

 

  I. Sự cần thiết của Đề án

Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản,  Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế. Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; truyền thông giáo dục sức khỏe và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong những năm qua công tác y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng, truyền thông giáo dục sức khỏe của tỉnh đã duy trì, phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

          Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trong đó chủ trương tiếp tục rà soát lại bộ máy các sở, ban, ngành ở địa phương để kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; Nghị quyết số 19-NQ/TW Ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị, về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ Thông tư 51/2015/TTLT- BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên bộ Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tại khoản a, mục 4, điều 3 có quy định:

Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành: Thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm có cùng chức năng; các Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm có giường bệnh chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập Bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực;

Căn cứ Thông tư 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Để đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc về mô hình tổ chức bộ máy của y tế, lộ trình thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh.

Sở Y tế nhận thấy việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản,  Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh là cần thiết, khách quan, đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thực hiện cải cách hành chính về tổ chức bộ máy và điều kiện thực tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

  II. Cơ sở pháp lý

  Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”

  Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

  Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

  Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm  2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

  Nghị định 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chinh phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

  Thông tư số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Thông tư 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Quyết định số 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ Y tế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế;

          Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế;

Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban  nhân dân tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế;

            III. Mục tiêu

Thu gọn đầu mối, khai thác sử dụng tối đa và có hiệu quả về nhân lực, trang thiết bị; từng bước tinh giản biên chế phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

    IV. Thực trạng các đơn vị trước khi hợp nhất

1. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

1.1. Lãnh đạo Trung tâm: Trung tâm có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc,

1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

1.2.1. Các phòng chức năng

  - Phòng Tổ chức - Hành chính

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

  1.2.2. Các khoa chuyên môn

 - Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

 - Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm - Dinh dưỡng

 - Khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học

 - Khoa Sức khỏe nghề nghiệp

 - Khoa Kiểm dịch y tế

 - Phòng khám đa khoa

 - Khoa Xét nghiệm.    

2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

  2.1. Lãnh đạo: Trung tâm có Giám đốc và 01 Phó giám đốc

  2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

  2.2.1. Các phòng chức năng

  - Phòng Tổ chức - Hành chính

  - Phòng Kế hoạch - Tài chính

  2.2.2. Các khoa, phòng chuyên môn

  - Khoa Truyền thông và Can thiệp

  - Khoa Giám sát

  - Khoa Quản lý điều trị

  - Khoa Xét nghiệm

  - Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất.

  3. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản

  3.1. Lãnh đạo: Trung tâm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc

  3.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

           3.2.1. Các phòng chức năng

           - Phòng Tổ chức - Hành chính

           - Phòng Kế hoạch - Tài chính

           3.2.2. Các khoa, phòng chuyên môn

           - Khoa Bảo vệ sức khỏe bà mẹ - Kế hoạch hóa gia đình

           - Khoa Chăm sóc sức khỏe trẻ em - Phòng chống suy dinh dưỡng

  - Khoa Dược - Cận lâm sàng

  - Khoa Vị thành niên - Nam học

4. Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng

4.1. Lãnh đạo: Trung tâm có Giám đốc và 01 Phó giám đốc,

4.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

         4.2.1. Các phòng chức năng

         - Phòng Hành chính tổng hợp

         4.2.2. Các khoa, phòng chuyên môn

         - Khoa Dịch tễ - Sốt rét

         - Khoa Côn trùng

         - Khoa Ký sinh trùng - Xét nghiệm

5. Trung tâm Truyền thông - giáo dục sức khỏe

5.1. Lãnh đạo: Trung tâm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc,

5.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

- Phòng Tổ chức - hành chính - quản trị

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

- Phòng Giáo dục sức khỏe - Kỹ thuật nghe nhìn.

  IV. Phương án thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở hợp nhất 5 đơn vị (Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Thừa Thiên Huế).

  1. Tên gọi

  - Tên gọi: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế.

   - Địa chỉ :

+ Cơ sở 1: Số 10-12 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cơ sở 2: Số 26 đường Lý Thường Kiệt, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cơ sở 3: Đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cơ sở 4: xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Cơ sở 5: Số 105 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

   - Điện thoại: 02343822466

   2. Vị trí pháp lý

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

3. Chức năng:

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

 

4. Nhiệm vụ và quyền hạn

4.1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.

4.2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, tăng huyết áp và các bệnh không lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

4.3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.

4.4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.

4.5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế; sử dụng con dấu tiếng Anh về kiểm dịch y tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4.6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn theo phạm vi chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.

4.7. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe người lao động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân công, phân cấp.

4.8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.

4.9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; điều trị nghiện theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật.

4.10. Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.

4.11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế.

4.12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn; hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.

4.13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

4.14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.

4.15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế.

4.16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

4.17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4.18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo quy định của pháp luật.

5. Cơ cấu tổ chức

5.1. Lãnh đạo

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có giám đốc và 03 phó giám đốc.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5.2. Các Phòng chức năng

1. Phòng Tổ chức - Hành chính

2. Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ

3. Phòng Tài chính - Kế toán

5.3. Các Khoa, Phòng chuyên môn    

1. Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

2. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS

3. Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm

4. Khoa Dinh dưỡng

5. Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học

6. Khoa bệnh nghề nghiệp

7. Khoa Sức khỏe sinh sản

8. Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe

9. Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng

10. Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế

11. Khoa Dược - Vật tư y tế

          12. Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng

13. Phòng Khám đa khoa

14. Phòng khám Chuyên khoa và điều trị nghiện chất

15. Phòng khám Sản - Nhi.

6. Số lượng người làm việc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Là tổng số biên chế hiện có của Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sin sản,  Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, gồm 168 người.

V. Phương án nhân sự

          1. Phương án Ban Giám đốc: Có phương án riêng

          2. Phương án vị trí việc làm

+ Đảm bảo quyền lợi tối đa cho công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại 5 đơn vị sẽ hợp nhất.

+ Giữ nguyên số công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại 5 đơn vị sẽ hợp nhất: 167 (154 viên chức, 13 hợp đồng theo NĐ 68/2000/NĐ-CP)

+ Những năm tiếp theo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để xây dựng đề án vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc để bố trí sử dụng công chức, viên chức, người lao động hợp lý và hiệu quả. Giải quyết chế độ chính sách nghỉ hưu và tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP của Chính phủ cho đối tượng dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định.

 

 

 

VI. Phương án về cơ sở vật chất và trang thiết bị

  1. Phương án sử dụng cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất bao gồm: Đất, tài sản trên đất, trang thiết bị gắn theo công trình xây dựng...

          a. Phương án trước mắt

- Cở sở 1: Cơ sở của Trung tâm Y tế dự phòng là trụ sở chính của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bao gồm các khoa/phòng:

+ Ban Giám đốc.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Phòng Tài chính - Kế toán.

+ Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ; Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, Khoa Dinh dưỡng; Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học; Khoa bệnh nghề nghiệp; Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế; Khoa Dược - Vật tư y tế; Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng; Khoa Phòng khám đa khoa.

           - Cơ sở 2: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS dự kiến bố trí Khoa Phòng chống HIV/AIDS; Phòng khám Chuyên khoa và điều trị nghiện chất.

           - Cơ sở 3: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản dự kiến bố trí Phòng khám Sản - Nhi; Khoa Sức khỏe sinh sản.

           - Cơ sở 4: Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng dự kiến bố trí khoa Ký sinh trùng - Côn trùng.

           -  Cơ sở 5: Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe dự kiến bố trí Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.

            b. Phương án lâu dài

           Đề nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng trụ sở chính (bộ phận hành chính) của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tại địa điểm của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Phòng Khám đa khoa Khu vực III (số 103, 105 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Thuận lợi cho việc quản lý và điều hành hoạt động đơn vị, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng nhân lực và trang thiết bị. Đảm bảo đủ các điều kiện để Trung tâm hoạt động triển khai các kỹ thuật chuyên môn theo quy định.

           Giữ nguyên cơ sở của Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS như hiện tại để bố trí nơi làm việc cho Khoa Phòng, chống HIV/AIDS và Phòng khám Chuyên khoa và điều trị nghiện chất.

           2. Phương án sử dụng trang thiết bị

           - Các trang thiết bị của của 5 đơn vị hợp nhất được chuyển nguyên trạng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

VII.  Tổ chức thực hiện

 1. Tổ chức thực hiện

Sở Y tế là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng,   nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện sau khi Đề án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Lộ trình

  * Quý I năm 2018

          Sở Y tế xây dựng đề án thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

  * Quý II năm 2018

  - Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

  - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đi vào hoạt động.

VIII. Hiệu quả của đề án

  Sau khi Đề án được phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện sẽ giải quyết được một số mặt hạn chế cơ bản sau:

  Tinh gọn được bộ máy, giảm cồng kềnh bộ máy như Phòng Tổ chức Hành chính, Kế toán Tài vụ, Phòng Kế hoạch tổng hợp của các đơn vị hợp nhất.

  Tăng cường, bổ sung nhân lực có trình độ chuyên khoa cho các đơn vị khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế; trang thiết bị đầu tư tập trung, sử dụng hiệu quả.

  Tập trung một đầu mối lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất.

  Trên đây là đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sin sản, Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe thuộc Sở Y tế.

  Sở Y tế kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

 

Tập tin đính kèm:
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.370.420
Lượt truy cập hiện tại 9.827