Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Xổ thành công Sán xơ mít ở cháu bé 10 tuổi
Ngày cập nhật 07/05/2023

     Trước đó, cháu Huỳnh-H-M (10 tuổi, trú ở phường Thuận lộc, Thành phố Huế) có triệu chứng đau bụng từng cơn, có đốt sán bò ra hậu môn gây ngứa hậu môn. Được người nhà đưa đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế để khám. Qua thăm khám và làm xét nghiệm được Bác sĩ chẩn đoán nhiễm sán xơ mít.

     Anh H bố của cháu, cho biết gia đình có thói quen ăn các món ăn bò tái, nem chua, rau sống. Cháu có triệu chứng như vậy đã 2 tháng nay và đã tự mua thuốc cho con uống tẩy giun sán nhưng vẫn còn xuất hiện. Sau khi tìm hiểu thông tin được biết Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế từng xổ thành công các trường hợp bệnh tương tự nên anh H quyết định đưa cháu đến khám và điều trị.

     Khi tiếp nhận bệnh nhân điều trị tại khoa Nội - Nhi, Bác sĩ CKI Nguyễn Đăng Lộc, thăm khám và cho làm xét nghiệm cần thiết, cháu được chẩn đoán mắc bệnh sán xơ mít, sau đó cho cháu uống thuốc theo phát đồ của bệnh viện và sau 2 giờ con sán xơ mít được xổ ra khỏi cơ thể (dài hơn 3m). Hiện sức khỏe của cháu hoàn toàn ổn định và chuẩn bị xuất viện về nhà.

     Theo BS CKII Lê Minh Chung - Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết Sán xơ mít (Danh pháp khoa họcTaenia) là một chi sán ký sinh. Chúng được gọi sán dây hay sán xơ mít vì hình dạng giống xơ của trái mít, cơ thể của chúng chia thành nhiều đốt nhỏ. Trong y học cổ truyền loài ký sinh này còn được gọi là Bạch thốn trùng. Các loài trong chi này là các loại ký sinh trùng rất dài, hình dẹp, không có bộ phận tiêu hóa chúng phải sống bằng cách lấy thực phẩm trực tiếp từ ruột non của người và súc vật mà chúng xâm nhập. Sán trưởng thành gồm có ba phần: phần đầu để bám chặt vào ruột, phần cổ không phân đoạn nhưng có thể tái sinh rất nhanh, phần còn lại là mình gồm nhiều đoạn nhỏ mà những đoạn ở đuôi chứa buồng trứng. Khi trị bệnh mà không loại được đầu và cổ thì sán sẽ tái sinh toàn bộ. Người mắc sán xơ mít thường gặp những triệu chứng như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cơ thể sút cân, gây thiếu máu, tắc đường ruột, suy nhược cơ thể… Nếu để lâu, sán ký sinh lên não có thể gây ra tổn thương cho cơ quan này. Những thức ăn như thịt bò tái, heo tái là nguồn chứa sán dải heo và sán dải bò (còn gọi là sán xơ mít), có đến hàng ngàn đốt, sống ký sinh ở ruột non. Đốt sán già bị rụng đi và thoát ra ngoài qua hậu môn nên nhiều người thường phát hiện thân sán trong đũng quần, trên giường, chăn.

      Hằng năm, bệnh viện tiếp nhận hàng chục bệnh nhân mắc sán sơ mít đến khám và điều trị. Nếu nghi ngờ có đốt sán trong phân, người dân nên đi khám để được điều trị sớm và triệt để nhằm ngăn ngừa biến chứng bệnh ấu trùng.

BS Trần Thanh Bình
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.355.507
Lượt truy cập hiện tại 12.412