Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
Ngày cập nhật 11/01/2023

   Chiều ngày 10/01/2023, được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đến tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình -  Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ; DSCKI. Lê Viết Bắc - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế; đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Văn hóa xã hội - HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh; Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh thuộc Trường Đại học Y dược Huế; các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, Tổ giúp việc; Ban Dân tộc tỉnh; đại diện lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ, các đơn vị trực thuộc ngành Y tế, Hội Kế hoạch hóa Gia đình tỉnh; Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh; Hội Người Cao tuổi tỉnh;; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác  dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh.

 

   Tại Hội nghị, BSCKII. Nguyễn Văn Toàn - Phó Chi cục trưởng Chi Cục DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện công tác dân số và phát triển năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Công tác DS-KHHGĐ năm 2022 đã tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Tổng Cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, củng cố, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên. Hoạt động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể được tăng cường, đẩy mạnh. Các hoạt động mô hình, đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số đã được chú trọng triển khai và đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát nâng cao hiệu quả chương trình đi vào nề nếp. Do vậy, các chỉ tiêu về công tác dân số và phát triển năm 2022 cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 0,98% (vượt kế hoạch), tỷ số giới tính khi sinh đạt 107,1 bé trai/100 bé gái (đạt kế hoạch), tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 91,8% (vượt kế hoạch); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 69,7 (vượt kế hoạch), tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 lần/năm) đạt 85,8% (vượt kế hoạch tỉnh giao), tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 57% (vượt kế hoạch); tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai là 68% (đạt kế hoạch). Những đơn vị có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm so với năm 2021 như huyện Phú Lộc (giảm 0,7%), A Lưới (giảm 6,2%), Phong Điền (3,7%),…. Tổng các BPTT hiện đại đạt 100,7% (vượt kế hoạch được giao). Các đơn vị đạt kết quả cao về dụng cụ tử cung như huyện Phong Điền (102,6%), thị xã Hương Thủy (99,6%), huyện Phú Vang (93,1%),... Về thuốc tiêm như huyện huyện Phong Điền (93,6%), huyện Phú Vang (77,9%),…; về thuốc uống như huyện A Lưới (193,9%), huyện Nam Đông (167,7%), thành phố Huế (118,1%), huyện Phú Vang (117,2%), thị xã Hương Thủy (113,9%), thị xã Hương Trà (107,7%),… Đặc biệt, mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” tiếp tục được đẩy mạnh việc xây dựng và duy trì các hoạt động của mô hình, lồng ghép với việc đưa chính sách dân số vào quy ước của từng cụm dân cư. Năm 2022, có 778/1.106 cụm dân cư đang còn duy trì (chiếm 70.34%) hoạt động từ dưới 01 năm đến dưới 05 năm.  Năm 2022, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen và thưởng cho hai cụm dân cư về thực hiện mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2019-2022 theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 12/12//2022 của UBND tỉnh.

BSCKII. Nguyễn Văn Toàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ trình bày báo cáo tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 tại Hội nghị

   Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như  tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao và có xu hướng gia tăng ở một số đơn vị.  Nhiều lãnh đạo địa phương, đặc biệt tuyến xã chưa quan tâm đúng mức và toàn diện đến nội dung quy mô, chất lượng và cơ cấu dân số theo tinh thần Nghị quyết 21 của Trung ương và Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp thiếu ổn định và có sự thay đổi nên còn gặp một số khó khăn trong công tác tham mưu, quản lý điều hành. Một số đơn vị chưa tuyển dụng đủ biên chế viên chức dân số xã.  Một số đơn vị chưa quyết liệt triển khai xã hội hóa về sàng lọc sơ sinh. Tình trạng tảo hôn vẫn còn tăng ở huyện A Lưới và vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị vùng đồng bằng như huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ,... Một số nam, nữ thanh niên chưa thấy được lợi ích của việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và các nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hoạch hóa gia đình để phát hiện các yếu tố nguy cơ đến bệnh tật bẩm sinh, cũng như chưa thấy được những hệ lụy từ hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tác hại của việc phá thai không an toàn,… nên còn coi nhẹ vấn đề này. Việc chi trả chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP thiếu kịp thời. Kinh phí cấp không đủ theo Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh nên phải cắt giảm mạnh một số hoạt động tại tuyến cơ sở. Các huyện, thị xã và thành phố không bố trí kinh phí hoặc bố trí ít kinh phí cho công tác Dân số và phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Toàn cảnh Hội nghị

    Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế của công tác dân số và phát triển chủ yếu do tư tưởng muốn có con trai vẫn còn nặng nề ở một bộ phận dân cư; Luật Dân số chưa được ban hành, chưa có chế tài xử lý người vi phạm về sinh con thứ 3 trở lên; Một số chính sách về công tác dân số trong tình hình mới ban hành chưa được truyền thông rộng rãi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân dẫn đến hiểu sai về chính sách dân số; biện pháp chế tài xử lý người vi phạm về sinh con thứ 3 trở lên chưa đủ sức thuyết phục, dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng. Việc xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” chưa được quan tâm đúng mức ở một số đơn vị. Tại các đơn vị, do có nhiều trường hợp tảo hôn vi phạm điều kiện xây dựng mô hình nên không thể đăng ký lại khi đối tượng vi phạm chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật dẫn đến số cụm dân cư tại các địa phương nói trên đăng ký còn thấp. Việc tảo hôn do các em bỏ học sớm, đi làm ăn xa, yêu sớm, thiếu kiến thức về SKSS vị thành niên - thanh niên, kế hoạch hóa gia đình, quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn và tại địa phương không đáp ứng dịch vụ nạo phá thai nên vi phạm tảo hôn,… nên tình trạng tảo hôn ở hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và ở vùng đồng bằng vẫn còn xảy ra. Do các sản phẩm phương tiện tránh thai xã hội hóa giá thành cao hơn kênh thị trường tự do và không đa dạng các chủng loại nên việc triển khai xã hội hóa các phương tiện tránh thai còn gặp nhiều khó khăn. Công tác truyền thông, tư vấn đôi khi chưa chưa thu hút được các nhóm đối tượng tham gia và chưa áp dụng công nghệ thông tin trong truyền thông rộng rãi.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

   Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế - Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ đánh giá cao những kết quả đạt được của công tác dân số và phát triển năm 2022 đã góp phần vào thành tựu đối với ngành Y tế nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Đồng chí cho rằng Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có công tác dân số và phát triển là nguồn nhân lực và có vai trò quan trọng nên cần phát huy trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp Ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. Tại Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua, công tác Dân số và phát triển được lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát; được các ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp tích cực cũng như sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

   Theo báo cáo tổng kết năm 2022, các chỉ tiêu cơ bản về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, khám sức khoẻ và tư vấn trước khi kết hôn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi… đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao; hoạt động nâng cao chất lượng dân số được triển khai từng bước đem lại hiệu quả tốt. Các hoạt động đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đầm phá, ven biển, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhằm vận động nhân dân chấp nhận quy mô gia đình ít con và nâng cao chất lượng dân số... Kết quả nói trên đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022. Việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có công tác dân số và phát triển là trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp Ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. Tại Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua, công tác Dân số và phát triển được lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát; được các ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp tích cực cũng như sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.Theo báo cáo tổng kết năm 2022, các chỉ tiêu cơ bản về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, khám sức khoẻ và tư vấn trước khi kết hôn, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi… đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao; hoạt động nâng cao chất lượng dân số được triển khai từng bước đem lại hiệu quả tốt. Các hoạt động đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đầm phá, ven biển, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhằm vận động nhân dân chấp nhận quy mô gia đình ít con và nâng cao chất lượng dân số... Kết quả nói trên đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.

   Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác DS-KHHGĐ vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như tổ chức bộ máy biến động, mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, chất lượng dân số chưa cao, xuất hiện vấn đề mới nảy sinh như già hóa dân số, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, kinh phí khó khăn. Việc duy trì, xây dựng và thực hiện mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng tảo hôn có xu hướng tăng không những ở miền núi mà còn cả ở vùng đồng bằng… như báo cáo tổng kết mà cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đã nêu tại hội nghị hôm nay. Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về Dân số và phát triển năm 2023, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023, tại hội nghị hôm nay, tôi đề nghị cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các sở ban ngành đoàn thể, các địa phương quan tâm lãnh chỉ đạo và tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 71 ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 121ngày 13/6/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp tục triển khai Quyết định 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; đặc biệt Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện các chỉ tiêu của chiến dịch nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu về DS và phát triển năm 2023. Các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đặc biệt Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế cần có sự vào cuộc đồng bộ, chặt chẽ hơn, hỗ trợ kinh phí; cần tập trung đẩy nhanh thực hiện quy mô “Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con” và đồng thời tổ chức triển khai thực hiện toàn diện các nội dung nâng cao chất lượng dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số tại địa phương góp để tổ chức thực hiện công tác DS và phát triển trên địa bàn. Tập trung đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ xinh con thứ ba trở lên, chú trọng ở những địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tăng so với năm 2021 và còn cao, ở những vùng khó khăn. Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe sức khỏe cho Người cao tuổi trên địa bàn. Ngành Y tế tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác lồng ghép triển khai thực hiện các chương trình DS và phát triển, nhất là đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ trên các kênh truyền thông, lồng ghép đưa nội dung DS và phát triển,vào hoạt động của các đơn vị và vào quy ước, hương ước xây dựng cơ quan, làng, thôn, tổ văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh; tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, gắn công tác DS-KHHGĐ với các hoạt động như bình đẳng giới, giảm nghèo,… đặc biệt chú trọng triển khai ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, hiệu quả và bố trí đủ biên chế theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ dân số các cấp đáp ứng yêu cầu chuyển hướng mạnh sang dân số và phát triển. Tiếp tục quan tâm thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản, tổ dân phố. Ngành y tế và ngành Văn hóa Thể thao tiếp tục tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc. Đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Ngành Y tế cần phối hợp các đơn vị quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục DS-KHHGĐ triển khai thực hiện tốt các chuơng trình DS và phát triển trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số và phát triển các cấp yên tâm, ổn định công tác. Tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số theo từng kĩnh vực, nhiệm vụ, trong đó có công tác dân số và phát triển nhằm cung cấp dữ liệu để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, phát triển nguồn nhân lực và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài kinh phí đầu tư từ ngân sách của Trung ương, nguồn ngân sách của tỉnh giao để triển khai toàn diện công tác dân số, cần tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa nhằm thực hiện tốt các mục tiêu về DS và phát triển. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc về công tác dân số và phát triển, chú trọng động viên, khen thưởng đối với cụm dân cư, các đơn vị, cá nhân ở cơ sở. Năm 2023 là năm thứ ba của kế hoạch 05 năm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước yêu cầu nhiệm vụ về dân số và phát triển trong tình hình mới, trong điều kiện còn không ít khó khăn nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự cố gắng nỗ lực, quyết tâm cao của những người làm công tác dân số và phát triển từ tỉnh đến cơ sở tập trung vào các chương trình trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu các chỉ tiêu về dân số và phát triển sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và trong thời gian tới góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

DSCKI. Lê Viết Bắc -  Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế phát biểu tại Hội nghị

   Thay mặt Lãnh đạo ngành Y tế, DSCKI. Lê Viết Bắc -  Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo rất sâu sát, thiết thực của đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế và tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện tốt công tác dân số và phát triển trong thời gian tới. Đồng chí cho rằng, trước hết, phải xác định công tác dân số, đặc biệt là dân số và phát triển là rất quan trọng, khó khăn, vừa cấp bách, vừa lâu dài đòi hỏi sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội. Trong năm qua Ngành Y tế đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình dân số. Công tác dân số và phát triển luôn được lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực, đặc biệt thời gian qua, đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản nhằm tăng cường đẩy mạnh công tác dân số trong giai đoạn mới như Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 và Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, đặc biệt là Nghị quyết của HĐND tỉnh về đẩy mạnh công tác dân số và phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,... Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 33 tỉnh, thành thực hiện đồng thời hai mục tiêu kép là vừa tiếp tục ổn định quy mô dân số và đồng thời thực hiện nâng cao chất lượng dân số. Vì vậy, Sở Y tế tiếp tục xác định công tác dân số và phát triển là một nhiệm vụ quan trọng của ngành nên sẽ quan tâm chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đối với công tác này để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt tiếp tục tập trung những giải pháp: Tham mưu tích cực cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân số, đồng thời ban hành các văn bản liên quan để chỉ đạo công tác dân số và phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình, kế hoạch, đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Đặc biệt tham mưu cho Tỉnh Uỷ tổ chức sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy. Tiếp tục ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả và bố trí đủ biên chế nhằm đáp ứng yêu cầu, chuyển hướng trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Tập trung chỉ đạo triển khai có trong tâm, trọng điểm và có hiệu quả một số mô hình, đề án về dân số theo hướng dẫn của Trung ương và tỉnh như mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”, mô hình “Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện Nam Đông, A Lưới”, đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”, đề án “Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi”, “Tầm soát, chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh”, đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên - thanh niên”... nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, ngành y tế được giao nhiệm vụ tại “dự án 7: Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu y tế - dân số tại địa phương; Tập trung mọi nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về công tác dân số và phát triển hàng năm về giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, duy trì tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, khống chế và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng sàng lọc trước sinh, sơ sinh và khám sức khoẻ người cao tuổi. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về dân số. Đổi mới toàn diện và đa dạng các hình thức, phương pháp và các kênh truyền thông phù hợp từng nhóm đối tượng. Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số.

   Với những kết quả đã đạt được, tại Hội nghị này đã có 02 cụm dân cư đạt 03 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên (giai đoạn 2019-2022)  theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh; 01 tập thể, 01 cá nhân được Giám đốc Sở Y tế tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ y tế năm 2022 và 03 tập thể, 06 cá nhân được Tổng cục DS-KHHGĐ tặng giấy khen đã có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ năm 2022./.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân tỉnh- Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tặng bằng khen cho các cụm dân cư đạt 03 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên (giai đoạn 2019-2022). 

DSCKI. Lê Viết Bắc -  Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế tặng giấy khen của Tổng cục DS-KHHGĐ cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ y tế năm 2022.

DSCKI. Lê Viết Bắc -  Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế tặng giấy khen của Giám đốc Sở Y tế cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ năm 2022.

 

 Hình ảnh tham luận tại Hội nghị

 

Trần Thị Lệ Minh - Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.482.304
Lượt truy cập hiện tại 63.100