Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Sở Y tế và UBND huyện A Lưới tổ chức “Hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống”
Ngày cập nhật 11/08/2022

     Sáng ngày 10/8/2022 tại hội trường Liên đoàn Lao động huyện A Lưới, Sở Y tế phối hợp với UBND huyện tổ chức “Hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống”. Lãnh đạo sở Y tế, sở Tư pháp, Ban dân tộc tỉnh, các phòng chức năng sở Y tế, Chi cục Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, lãnh đạo UBND huyện A Lưới cùng các Ban ngành đoàn thể có liên quan, lãnh đạo UBND 18 xã/thị trấn và Trưởng thôn của một số địa phương có nhiều trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của huyện A Lưới cùng tham dự.

Toàn cảnh hội thảo. ThS. BSCKII Phó Giám đốc sở Y tế Hoàng Trọng Quý (ảnh giữa) phát biểu khai mạc hội thảo.

 

     Theo báo cáo, tại huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại và có xu hướng gia tăng. Tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà còn ở các địa phương vùng đồng bằng như Quảng Điền, Phú Vang, thành phố Huế. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 7 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh có 375 trường hợp tảo hôn, trong đó tại huyện A Lưới có 16/18 xã/thị trấn có 168 trường hợp, có 01 trường hợp hôn nhân cận huyết thống tại xã Lâm Đớt vào năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 31 trường hợp tảo hôn.

     Ngành Y tế Thừa Thiên Huế đã và đang nỗ lực phối hợp các cơ quan/đơn vị liên quan, đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.

     Từ năm 2017 đến nay, Chi cục dân số - KHHGĐ đã triển khai nhiều hoạt động đến tận cơ sở nhằm tăng cường sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, kêu gọi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban/ngành, đoàn thể. Phối hợp với sở Tư pháp, sở GD-ĐT, TTYT các huyện/thị xã/thành phố tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, ngoại khóa cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, trường Dân tộc nội trú, trường THCS, trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên… Tập huấn kỹ năng truyền thông cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các nội dung tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi cho các nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, tuổi vị thành niên, các bậc cha mẹ…

BSCKII Phan Đăng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ báo cáo hoạt động giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2017 đến 7 tháng đầu năm 2022.

      Phát biểu kết luận hội thảo, Ths.BSCKII Hoàng Trọng Quý - Phó giám đốc sở Y tế nhấn mạnh: - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh chỉ đạo, đưa các nội dung cụ thể và chỉ tiêu hoạt động này và Nghị quyết của địa phương. - Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, xóa bỏ hủ tục, nâng cao nhận thức, trình dộ dân trí cho các đối tượng, chú trọng đến tuổi vị thành niên về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản bằng các giải pháp thiết thực, mang lại hiệu quả cao. - Cung cấp rộng rãi dịch vụ chăm sóc SKSS, phổ biến kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các trường hợp mang thai cho tuổi vị thành niên. - Phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đúng các quy định của pháp luật, cần có sự can thiệp mạnh đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định hiện hành. - Tăng cường phối hợp ban ngành, hoàn thiện hệ thống báo cáo, chất lượng báo cáo và chia sẽ thông tin,  kinh nghiệm mô hình thành công, giải pháp hiệu quả giữa các địa phương…

 

         Tại hội thảo cũng đã được nghe các tham luận của các nhà quản lý về thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống, và ý kiến của các nhà chuyên môn về những ảnh hưởng và hậu quả của các trẻ được sinh ra từ các cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có tỷ lệ mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, giảm sức khỏe, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, tử vong sơ sinh cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác và những bệnh mà trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết thống thường mắc phải như: bạch tạng, rối loạn chuyển hóa, hồng cầu liềm, dị dạng về xương, bụng phình to, thiểu năng trí tuệ, mù màu… Với những hệ lụy đó, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống làm suy giảm chất lượng dân số, vừa là hậu quả của đói nghèo, vừa gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội.

Ông Nguyễn Văn Hải - Phó chủ tịch UBND huyện A Lưới, Phó Giám đốc sở Y tế - Hoàng Trọng Quý và Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ  Phan Đăng Tâm (từ phải qua) chủ trì thảo luận tại hội thảo.

 

Một số hình ảnh các đại biểu tham luận tại hội thảo

Bà Hồ Thị Tùy - Phòng Thanh tra và Truyền thông Ban Dân tộc tỉnh

Ông Nguyễn Ngọc Phước - Phòng Hành chính Tư pháp - Sở Tư pháp

Ông Hồ Viết Ái - Trưởng Phòng dân tộc huyện A Lưới.

Bà Lê Thanh Quý - Phó chủ tịch UBND xã Hồng Thái - huyện A Lưới.

BSCKI Lê Đức Quý - Phó Giám đốc TTYT huyện A Lưới

BSCKII Hoàng Văn Thám - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

 

 

 

 

 

Tin, ảnh: Chí Hùng (TTKSBT)
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.432.268
Lượt truy cập hiện tại 35.394