Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác DS-KHHGĐ năm 2022
Ngày cập nhật 08/07/2022

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Chi cục Dân số-KHHGĐ và Bộ đội Biên phòng tỉnh năm 2022, vào ngày 06/7/2022, Chi cục Dân số-KHHGĐ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn và truyền thông Dân số-KHHGĐ tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc. 

 

Đến tham dự và chỉ đạo lớp tập huấn có BSCKII Phan Đăng Tâm –  Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ; Trung tá Trần Bá Phao – Trưởng ban Vận động quần chúng Bộ đội Biên phòng tỉnh; Thiếu tá Phạm Hải Dương – Phó Đồn trưởng, Thiếu tá Phan Văn Cương – Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ cùng các đồng chí cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Chân Mây; Và đặc biệt là sự có mặt của các đồng chí là đại diện trưởng ban Dân số-KHHGĐ xã , Hội LHPN, Đoàn thanh niên, Trạm Y tế, đại diện các thôn trên địa bàn xã Lộc Vĩnh.

Một số hình ảnh tại lớp tập huấn:

 

Tại lớp Tập huấn BSCKII Phan Đăng Tâm  đã trình bày tổng quan công tác Dân số-KHHGĐ, việc phối kết hợp tuyên truyền công tác Dân số-KHHGĐ đến đồng bào nhân dân giữa cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ với lực lượng Bộ đội Biên phòng; đồng thời cung cấp, định hướng một số vấn đề về công tác Dân số-KHHGĐ trong tình hình mới như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới; Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020;…  thực trạng về quy mô, cơ cấu, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, chăm sóc SKSS VTN-TN; Và các giải pháp nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội, duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước.

BSCKII Phan Đăng Tâm nhấn mạnh: tăng cường công tác truyền thông vận động người dân áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đặc biệt chú trọng các nhóm đối tượng đích, sinh 3 con trở lên; chú trọng nêu gương những cá nhân, gia đình điển hình; vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền; lồng ghép nội dung dân số và phát triển vào các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước của cộng đồng, tiêu chuẩn thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa. Cùng với đó là việc đổi mới các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp từng nhóm đối tượng; đẩy mạnh truyền thông trực tiếp tại cơ sở. Công tác truyền thông phải tập trung vào các nội dung cụ thể như: Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh.

Có thể khẳng định, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên.

Việc truyền thông Dân số-KHHGĐ tập trung vào những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn và những đối tượng còn nhiều hạn chế về nhận thức. Chính truyền thông, giáo dục dân số đã đổi mới được cách tiếp cận truyền thông, từ thông tin, giáo dục, truyền thông sang truyền thông vận động chuyển đổi hành vi và áp dụng các phương pháp quản lý truyền thông dựa trên cơ sở xác định rõ đặc điểm của từng nhóm để có cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Một số hoạt động truyền thông:

Bên cạnh đó, đặc biệt chú trọng sản xuất các sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển để phục vụ truyền thông trực tiếp và cung cấp cho nhóm đối tượng đích, nhóm đối tượng có tác động mạnh đến sự chuyển đổi hành vi. Chú trọng hình thức, nội dung, cách thể hiện phù hợp trong sản phẩm truyền thông dành cho nhóm dân số đặc thù, khó tiếp cận và các vùng khó khăn, vùng biển, đảo...

Công tác truyền thông Dân số và Phát triển trong tình hình mới luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ của Nghị quyết 21-NQ/TW, đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp; đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ dân số. Coi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục luôn là mũi nhọn hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác Dân số và Phát triển. Những thành công này đã góp phần quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc, và sự phát triển bền vững của đất nước.      

                                         Trương Thị Xuân Thy – Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.

 

Trương Thị Xuân Thy
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.442.589
Lượt truy cập hiện tại 10.961