Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu “Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với Người sống với HIV năm 2020 - 2021”.
Lượt xem 5419Ngày cập nhật 24/09/2022

     Ngày 23-9-022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với Người sống với HIV năm 2020 - 2021”. Tham dự và chủ trì hội thảo có BSCKII Hoàng Văn Thám - Phó Giám đốc CDC tỉnh và ông Đỗ Đăng Đông - Chủ tịch Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam, cùng đại diện Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, Phòng khám Từ thiện Kim Long, đông đảo Người có H ở thành phố Huế và các cán bộ y tế Khoa Phòng chống HIV/AIDS.

BSCKII Hoàng Văn Thám - Phó Giám đốc CDC và ông Đỗ Đăng Đông (áo đen) - Chủ tịch VNP+ chủ trì hội thảo.

 

Nghiên cứu “Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với Người sống với HIV” được VNP+ triển khai tại 7 tỉnh/thành trên toàn quốc, gồm có Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Đăk Lăk, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Những người có HIV (NCH)  thuộc các nhóm Quan hệ tình dục đồng giới (MSM), Người chuyển giới nữ (NCGN), Người tiêm chích ma túy (NTCMT) và Phụ nữ mại dâm (PNMD) là các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá mức độ, các hình thức của sự kỳ thị và phân biệt đối xử (KT&PBĐX) của cộng đồng, của các cơ sở y tế đối với NCH; tự kỳ thị và kỳ thị theo dự cảm, kỳ thị chéo; đánh giá về sức khỏe tâm thần

  Kết quả nghiên cứu cho thấy có: 83,3% NTCMT; 87,8% PNMD; 90,7% MSM; 96,3% NCGN đều che dấu, không cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác. Có từ 43% - 56% đối tượng được nghiên cứu về tự kỳ thị và kỳ thị theo dự cảm cho biết, họ thường sống cô lập bản thân, trầm cảm, cảm giác xấu hỗ, vô dụng và tội lỗi.

  Tuy nhiên, cũng có khá nhiều NCH có khả năng thích ứng và cảm thấy tình trạng HIV của mình không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Có từ 13% - 18% NCH vẫn rất tự tin không mặc cảm, tự ti; có khả năng đóng góp cho cộng đồng; thực hiện các nghi lễ tôn giáo; có các mối quan hệ thân mật gần gũi với mọi người; có lòng tự trọng và khả năng tôn trọng người khác;  khả năng đương đầu/đối phó với mọi căng thẳng/khó khăn; đạt được thành tích/thành công trong cuộc sống. Có 7% - 8% mong muốn có con và đã có con; tìm được tình yêu cho bản thân mình…

Các đại biểu tham luận tại hội thảo.

 

 Những khuyến nghị kết quả nghiên cứu Chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với Người sống với HIV tại Việt Nam đề cập: Những nhà hoạch định chính sách mở rộng giáo dục pháp luật và các dịch vụ liên quan cho NCH để giúp họ hiểu rõ hơn quyền và trách nhiệm pháp lý. Các cơ sở y tế cần bảo mật thông tin, tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn, giảm kỳ thị giúp cho NCH tự tin và có kỹ năng tiết lộ tình trạng của mình. Mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện trong khu vực nhà nước và tư nhân. Huy động các nguồn lực duy trì bền vững, tiếp cận điều trị HIV cho NCH thông qua hỗ trợ mua BHYT và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác…/.

 

 

 

 

 

 

Tin, ảnh: Nguyễn Chí Hùng - Châu Văn Thức (TTKSBT)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.359.821
Lượt truy cập hiện tại 18.210