Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?


Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn toàn tỉnh và huyện A Lưới năm 2022
Lượt xem 5545Ngày cập nhật 11/08/2022

Sáng ngày 10 tháng 8 năm 2022, tại  thị trấn A Lưới, huyện A Lưới; Sở Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thảo bàn giải pháp giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân  cận huyết thống tại huyện A Lưới năm 2022. Đến tham dự, về phía các ban, ngành cấp tỉnh có đồng chí Hoàng Trọng Quý- Phó Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Phan Đăng Tâm- Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ; đồng chí  Hoàng Văn Thám- Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và đại diện Phòng Nghiệp vụ Y- Sở Y tế;  Đại diện Sở Tư pháp có đồng chí Nguyễn Ngọc Phước- Phó Trưởng phòng Hành chính Tư pháp; Đại diện Ban Dân tộc tỉnh có đồng chí Hồ Thị Tùy- Phó Trưởng phòng Thanh tra Tuyên truyền.

Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Văn Hải -UVTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện; Đại diện lãnh đạo Phòng Tư Pháp, Phòng Dân tộc; Đại diện Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Đại diện Lãnh đạo Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông Dân; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện; Trung tâm Y tế huyện và Phòng DS-KHHGĐ; Đại diện Lãnh đạo UBND 18 xã/ thị trấn trên địa bàn huyện A Lưới; đại diện các thôn, tổ có nhiều trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện; cộng tác viên DS-KHHGĐ của 06 xã có số lượng tảo hôn nhiều trong 7 tháng đầu năm 2022 là Hồng Thái, Phú Vinh, A Roàng, Hồng Vân, Quảng Nhâm và Hồng Thủy.

 

Báo cáo về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống toàn tỉnh nói chung và tại huyện A Lưới nói riêng trong giai đoạn từ  năm 2017 – 2021 và 7 tháng đầu năm 2022 tại Hội thảo, đồng chí Phan Đăng Tâm- Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ cho biết: Trong thời gian vừa qua, tại huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dân số tại các địa  phương này và toàn tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra ở các  vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà còn xảy ra ở các địa phương ở vùng đồng bằng với số trường hợp tảo hôn cao. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến tháng năm 2021 và 7 tháng đầu năm 2022 tại địa bàn toàn tỉnh có 375 trường hợp tảo hôn. Trong đó, huyện A Lưới có 168 trường hợp (chiếm tỷ lệ 44,8%); Thành phố Huế: 60 trường hợp (chiếm tỷ lệ 16%); huyện Nam Đông: 37 Trường hợp (chiếm tỷ lệ 9,87%); huyện Quảng Điền có 30 trường hợp (chiếm tỷ lệ 8%); huyện Phú Lộc có 26 trường hợp (chiếm tỷ lệ 6,93%); huyện Phú Vang có 24 trường hợp (chiếm tỷ lệ 6,4%); huyện Phong Điền có 21 trường hợp (chiếm tỷ lệ 5,6%); thị xã Hương Trà có 9 trường hợp (chiếm tỷ lệ 2,4%). Trong giai đoạn 2017-2021, toàn tỉnh chỉ có 01 trường hợp hôn nhân cận huyết thống tại xã Lâm Đớt, huyện A Lưới vào năm 2020. Đặc biệt tại Nam Đông trong 5 năm không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Huyện A Lưới có 16/18 xã, thị trấn có trường hợp tảo hôn trong 5 năm (2017-2021). Chỉ có 02 xã không xảy ra trường hợp tảo hôn trong giai đoạn này là xã Phú Vinh và xã Hương Phong.  Xã có trường hợp tảo hôn xảy ra hằng năm là xã Hồng Thái. Trong 7 tháng đầu năm 2022, huyện A Lưới có 17 trường hợp tảo hôn trên toàn huyện  (Hồng Thái:03; Phú Vinh: 02; A Roàng: 03; Quảng Nhâm:03; Hồng Vân: 03; Hồng Thủy: 03) tăng 06 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021

Hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống vẫn còn một số nạn chế, khó khăn như chưa kết hợp với việc giáo dục truyền thông, chuyển đổi hành vi với các chế tài hành chính kinh tế phù hợp với các quy định của Nhà nước. Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyếtViệc đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được đầy đủ. Điều kiện địa lý đặc thù, đa số là đồi núi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống thưa thớt nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyên truyền tại cơ sở. Sự phối kết hợp giữa Phòng Dân tộc huyện và Trung tâm Y tế huyện chưa đồng bộ. Mặc dù tình trạng tảo hôn đang từng bước được khống chế nhưng tình trạng này đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những năm gần đây do tình trạng quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên.

Hội thảo cũng đã nghe phát biểu của lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo UBND huyện A Lưới, đại diện Sở Tư pháp, đại diện Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật tỉnh, lãnh đạo UBND xã Quảng Nhâm, Hồng Thái và các đơn vị khác  nhằm làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh cũng như huyện A Lưới trong thời gian đến như:  Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả bộ máy chính trị, của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về ngăn chặn và giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào Nghị quyết của cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và các đoàn thể địa phương.  Chính quyền địa phương cần có sự can thiệp mạnh đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn theo pháp luật hiện hành. Các ngành các cấp liên quan phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là ngành y tế và giáo dục tại các huyện miền núi. Các đơn vị thuộc ngành Y tế cần đẩy mạnh hoạt động chăm sóc SKSS VTN; tăng cường cung cấp kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo để vận động trẻ đến trường giảm tình trạng học sinh bỏ học sớm và đẩy mạnh công tác truyền thông cung cấp kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, Luật Hôn nhân và Gia đình, chú trọng các nhóm đối tượng vị thành niên nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và huyện Nam Đông, huyện A Lưới nói riêng.  Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông trực tiếp như tổ chức các Hội nghị, Hội thảo tìm giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tổ chức nói chuyện chuyên đề đến các đối tượng, lồng ghép tuyên truyền tại các Lễ hội, họp thôn, Hội nghị, Hội thi nhằm phát huy vai trò gia đình và cá nhân trong việc thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới và các chính sách pháp luật khác của Nhà nước có liên quan như Nghị định Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, …Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng. Cung cấp các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, thông điệp…phù hợp với các nhóm đối tượng để thực hiện các hoạt động truyền thông tư vấn tại cộng đồng.          

 

 

 

Lê Đức Hy, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.306.904
Lượt truy cập hiện tại 12.379