Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?


Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hoạt động phối hợp HIV/LAO tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 01/04/2016

HIV/AIDS và bệnh lao là hai đại dịch song hành đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù hai bệnh này có tác nhân gây bệnh, cơ chế lây truyền, cũng như nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau, nhưng đã tác động tương tác làm tăng gánh nặng bệnh tật ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh lao cao. Đại dịch HIV đã làm tăng 30% số bệnh nhân lao trên toàn cầu mỗi năm, HIV đã làm cho chiến lược phòng, chống bệnh lao ở nhiều quốc gia thất bại và ngược lại, bệnh lao là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 200.000 người nhiễm HIV và hàng năm phát hiện hơn 100.000 bệnh nhân lao, trong đó bệnh nhân đồng nhiễm HIV/lao khoảng 8.000 người. Xác định tầm quan trọng của việc giảm gánh nặng nhiễm HIV ở bệnh nhân lao cũng như giảm gánh nặng bệnh lao ở nhóm người HIV/AIDS, Bộ Y tế đã ban hành Quy trình phối hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh Lao/HIV (Quyết định số 3116/QĐ-BYT ngày 21/8/2007 của Bộ Y tế), theo hướng dẫn Quyết định này, ngày 22/5/2009 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1152/QĐ-SYT về việc thành lập Tiểu ban điều phối Lao/HIV tuyến tỉnh, tại 09 huyện/thành phố, các Tiểu ban điều phối Lao/HIV tuyến huyện cũng đã được thành lập. Quy trình phối hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh Lao/HIV tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xây dựng và phổ biến đến tất cả các cơ sở y tế đặc biệt các tổ chống lao và các phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS: Người bệnh lao đã được tư vấn để tự nguyện xét nghiệm phát hiện HIV;  người nhiễm HIV thì được khám lâm sàng, chụp X- quang phổi và xét nghiệm đờm khi có triệu chứng nghi lao hoặc thường quy ít nhất 1 năm 1 lần.

Kết quả hoạt động phối hợp HIV/Lao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm từ  2009-2015 cho thấy tỷ lệ người bệnh lao được làm xét nghiệm HIV tăng đáng kể từ 39,16% năm 2009 lên 84,34% vào năm 2015 và tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV được điều trị đồng thời kháng lao và kháng vi rút HIV đến năm 2014, 2015 đã đạt đến con số tối đa 100 %. Người nhiễm HIV được điều trị dự phòng lao bằng INH tại các phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Bệnh viện Trung ương Huế tăng từ 8,75% năm 2012 lên đến 77,58 % năm 2015.

Đạt được những thành quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp tổ chức thực hiện của các đơn vị có triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS và hoạt động phòng chống lao. Nhất là sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau về sinh phẩm xét nghiệm HIV, về thuốc, về kinh phí chụp phim X- quang phổi của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội trước đây và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi hiện nay. Tuy vậy, lao và HIV vẫn còn là một gánh nặng đáng kể, nhất là trong giai đoạn các nguồn lực quốc tế hỗ trợ giảm mạnh và tiến tới kết thúc. Do đó để duy trì thành quả, cần đẩy mạnh thực hiện các chiến lược quốc gia thông qua các hướng dẫn của Bộ Y tế và hai chương trình tiếp tục phối hợp chặt chẽ để ứng phó với đại dịch HIV/Lao ngày càng hiệu quả.

Mỹ Dung & Bảo Châu
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.330.860
Lượt truy cập hiện tại 3.406