1. Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm
- Tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh và dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần dược liệu tại các cơ sở có kinh doanh.
- Báo cáo kịp thời các mẫu không đảm bảo chất lượng về Sở Y tế và Cục Quản lý Y, dược cổ truyền để tiến hành xử lý theo đúng quy định.
2. Các đơn vị khám, chữa bệnh
- Đảm bảo dược liệu và vị thuốc cổ truyền sử dụng tại đơn vị có nguồn gốc rõ ràng; có hóa đơn chứng từ; có giấy C/O, C/Q đối với dược liệu và vị thuốc cổ truyền nhập khẩu.
- Tăng cường công tác kiểm nhập thuốc tại đơn vị: phải tiến hành kiểm nhập thực tế, khi nhập thuốc phải có phiếu kiểm nghiệm, hội đồng kiểm nhập đối chiếu với TCCS do nhà thầu đã cung cấp.
- Tăng cường gửi mẫu cho Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm khi có nghi ngờ về chất lượng; tiến hành thu hồi kịp thời các thuốc khi có thông báo của các cơ quan có thẩm quyền và có báo cáo về Sở Y tế.
- Thường xuyên tự tổ chức kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
3. Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc
- Chỉ được mua bán dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hóa đơn chứng từ và vào sổ kiểm nhập đầy đủ; đối với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền nhập khẩu phải có giấy C/O, C/Q.
- Tăng cường gửi mẫu cho Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm khi có nghi ngờ về chất lượng; tiến hành thu hồi kịp thời các thuốc khi có thông báo của các cơ quan có thẩm quyền và có báo cáo về Sở Y tế.
4. Thanh tra y tế và phòng Y tế huyện, thị xã và thành phố
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần dược liệu tại các đơn vị; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
(Chi tiết vui lòng xem ở file đính kèm).