Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Triển khai Chính phủ điện tử tại Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025
Ngày cập nhật 16/05/2019
Ảnh minh họa (Nguồn: http://khoahocphattrien.vn)
Ngày 15/05/2019, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 1202/KH-SYT về triển khai Chính phủ điện tử tại Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
 

Chính phủ điện tử đảm bảo sự liên lạc tốt hơn giữa chính phủ với công dân. (Ảnh minh họa, nguồn: http://khoahocphattrien.vn)
 
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Kế hoạch hành động số 70/KH-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị Quyết 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Sở Y tế Thừa Thiên Huế triển khai Chính phủ điện tử tại Sở Y tế giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 như sau:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới thống nhất trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau:
 
1. Kế thừa, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử theo chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh phù hợp với bối cảnh hiện nay.
 
2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, thành viên Ban chỉ đạo về Chính quyền điện tử, tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển thành công Chính quyền điện tử tại ngành  Y tế. Thủ trưởng các đơn vị là đầu mối chỉ đạo thống nhất, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tại các đơn vị mình quản lý, bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
 
3. Đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.
 
4. Dựa trên cơ sở thiết kế tổng thể, thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo ra các dịch vụ nền tảng dùng chung cho toàn hệ thống trong toàn ngành, kết nối với UBND tỉnh và Bộ Y tế; Tuân thủ Kiến trúc Chính quyền của Bộ Y tế và của tỉnh, có sự đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.
 
5. Gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; Không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
 
6. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của xã hội trong xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử. Bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử hàng năm.
 
MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
 
* Mục tiêu
 
Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; Phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; Bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; Bảm bảo chỉ số xếp hạng Chính quyền điện tử luôn nằm ở nhóm đầu; Xây dựng Chính phủ điện tử là nền tảng để triển khai các ứng dụng y tế thông minh.
 
* Các chỉ tiêu chủ yếu
 
Giai đoạn 2019 - 2020
 
- Góp ý xây dựng và triển khai các văn bản liên quan đến tạo lập, quản lý và chia sẻ dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân, định danh điện tử, công tác văn thư, lưu trữ điện tử; Tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước sau khi có các văn bản và hướng dẫn từ Trung ương.
 
- Kết nối, chia sẻ liên thông của ngành với (LGSP) của tỉnh và liên thông với trục liên thông Quốc gia (NGSP), trước hết thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Bảo hiểm; tiếp tục hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
 
- 80% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của ngành với chính quyền của tỉnh.
 
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của sở đạt từ 90% trở lên; 90% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Trang thông tin điện tử các đơn vị công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ và triển khai thành công mô hình đa cấp Cổng/ Trang thông tin điện tử các đơn vị trong ngành; 100% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 100% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 100% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 100% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
 
- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của ngành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy 9định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
 
- Tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin ngành.
 
- Rút ngắn từ 40% - 60% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.
 
- Triển khai và nâng cấp hệ thống LAN và hệ thống WAN theo mô hình của UBND tỉnh (CPNET) đạt chỉ tiêu 100% đơn vị từ cấp tỉnh đến huyện, tuyến trạm Y tế.
 
- Đầu tư trang thiết bị CNTT trong các đơn vị đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn và đủ khả năng phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
 
- 100% đơn vị thuộc ngành ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm dùng chung và phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác.
 
- 100% đơn vị áp dụng CDSL hệ thống thông tin địa lý GIS Huế vào công tác quản lý chuyên ngành.
 
- 100% đơn vị áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử.
 
- 100% đơn vị khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã điều áp dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Triển khai thí điểm bệnh án điện tử. Tiếp tụctriển khai Hồ sơ sức khỏe và phát triển các ứng dụng nằm trong hệ sinh thái y tế thông minh.
 
- Tiếp tục triển khai tốt hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng và triển khai hệ thống đăng ký tiêm chủng dịch vụ, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, quản lý người cao tuổi.
 
- Triển khai áp dụng các ứng dụng và hệ thống phần mềm chuyên ngành do Bộ Y tế triển khai như: Quản lý y tế cơ sở; Quản lý an toàn thực phẩm; Quản lý môi trường y tế; Quản lý dược phẩm, mỹ phẩm; Phòng chống HIV/AIDS.v.v.
 
- 100% đơn vị công khai giá dịch vụ y tế, danh mục kỹ thuật của đơn vị.
 
- 100% lịch công tác lãnh đạo công khai trên Trang website của đơn vị.
 
- Triển khai đề án số hóa số liệu chuyên ngành.
 
- Triển khai hệ thống bản đồ y tế Việt Nam.

Giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống theo hướng hiện đại, đảm bảo đáp ứng theo các điều kiện, tiêu chuẩn theo tỉnh hình mới.
 
- Tăng mức độ phát triển các chỉ tiêu giai đoạn 2019-2020.
 
- Bám sát chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh để xây dựng Kế hoạch hành động để thích ứng kịp thời với xu thế mới và hoàn thiện Chính quyền điện tử đảm bảo sẵn sàng chuyển tiếp giai đoạn chuyển hóa.
 
CHI TIẾT CÓ FILE ĐÍNH KÈM.
ThS Nguyễn Đào
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.347.318
Lượt truy cập hiện tại 2.933