Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
UBND tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Ngày cập nhật 07/07/2018
Ảnh mình họa (Nguồn:Giadinhmoi.vn)

                Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. Ngày 21/6/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1343/QĐ-UBND kèm theo Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, bao gồm một số nội dung và yêu cầu cơ bản như sau: 

 

                Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Trung nắng lắm, mưa nhiều. Bên cạnh đó còn chịu tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, việc xây dựng kế hoạnh để sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất là rất cần thiết. Vì vậy, kế hoạch này tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
                Với  mục đích: Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra; Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo nhiệm vụ được phân công; Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất do mưa lũ gây ra.
                Nội dung của kế hoạch cũng yêu cầu: Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây viết tắt là Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh); Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); Tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán; Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu; Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật; Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận, các ngành, các tổ chức quốc tế theo từng tình huống xảy ra.
Chi tiết có file Quyết định số 1343/QĐ-UBND đính kèm./.

 

Tập tin đính kèm:
ThS Nguyễn Đào
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 43.509.213
Lượt truy cập hiện tại 36.803