Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bệnh viện Phục Hồi Chức Năng tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 18/09/2014

BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
* Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 93 Đặng Huy Trứ, phường Phước Vĩnh, TP Huế.
- Cơ sở 2: 30 Tô Hiến Thành, phường Phú Cát, TP Huế.
* Email: bvphcn@thuathienhue.gov.vn hoặc bvphcnhue@gmail.com.
* Website: http://bvphcn.thuathienhue.gov.vn/
* Điện thoại cơ quan: Giám đốc 0234 3626955, Phó giám đốc: 0234 3502177.
* Fax: 0234 3895194.

 

 

BAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐƠN VỊ

 

Ths Bs : Nguyễn Khoa Nguyên

Chức vụ: Giám đốc.

 Ths Quản lý công: Nguyễn Trọng Chương.

Chức vụ: Phó bí thư Chi bộ,

Chủ tịch Công đoàn,Phó Giám đốc.

Bs CKII: Nguyễn Hà Nhật Linh

Chức vụ: Phó Giám đốc

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Căn cứ Quyết định số 2375 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
I. Chức năng:
1. Bệnh viện Phục hồi chức năng là đơn vi trực thuộc Sở Y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật; điều dưỡng cho cán bộ và đối tượng khác có nhu cầu.
2. Bệnh viện PHCN là bệnh viện chuyên khoa, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN; Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa; Hồi sức, cấp cứu; An dưỡng; Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định; Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
2. Đào tạo nhân lực: Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác; Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
3. Nghiên cứu khoa học: Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN; Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
4. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng: Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng; Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động PHCN.
5. Phòng bệnh: Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật; Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.
6. Truyền thông giáo dục sức khỏe: Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.
7. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về cách phát hiện sớm và can thiệp sớm các dạng khuyết tật; về các kĩ thuật PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
8. Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành.
9. Quản lý kinh tế.
10. Hợp tác quốc tế: Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế và tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên trong lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
11. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân làm và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định.
CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI ĐƠN VỊ
I. Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc
II. Các phòng chức năng:
1) Tổ chức Hành chính – Dinh dưỡng;
2) Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến;
3) Tài chính kế toán;
4) Điều dưỡng.
III. Các khoa, phòng chuyên môn:
1) Khám bệnh – Cấp cứu – Cận lâm sàng;
2) Phục hồi chức năng Người lớn;
3) Phục hồi chức năng Trẻ em;
4) Bệnh người cao tuổi – Bệnh nghề nghiệp;
5) Dược – Vật tư, thiết bị y tế - Xưởng sản xuất dụng cụ trợ giúp.
IV. Quy mô, năng lực, hệ thống trang thiết bị
1. Giường kế hoạch: 70.
2. Tổng số cán bộ: 64
3. Máy móc, trang thiết bị và dụng cụ phục hồi chức năng:
- Máy móc, trang thiết bị chẩn đoán: Máy siêu âm chẩn đoán, X-quang, sinh hóa, huyết học, điện tim, máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông số...
- Máy móc, trang thiết bị điện trị liệu: Siêu âm điều trị, Từ trường, Máy điện xung, điện phân, Laser điều trị, Máy kích thích thần kinh – cơ, TENS, các dòng điện giảm đau, Đèn hồng ngoại, Máy Kéo dãn cột sống, Bồn thủy trị liệu...
- Máy móc, trang thiết bị Y học cổ truyền: Châm cứu, Điện châm, Xoa bóp bằng máy...
- Trang thiết bị, dụng cụ phục hồi chức năng: Bàn, ghế tập cơ tứ đầu đùi, xe đạp, ròng rọc, thang tường, vòng quay khớp vai...
- Dụng cụ hoạt động trị liệu tăng cường các kĩ năng vận động tinh và chức năng khéo léo của tay – bàn tay: Bóng các loại, bóng cảm biến, Bộ xếp hình, xâu chuỗi... 
CÁC CHUYÊN KHOA TRONG BỆNH VIỆN
1. Khoa Khám bệnh – Cấp cứu – Cận lâm sàng
Trưởng khoa: BSCKI La Vĩnh Cường
Điều dưỡng trưởng: YS Hồ Thị Sửu
Khám và điều trị ngoại trú người có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) và không có thẻ BHYT bao gồm các chuyên khoa: nội tổng quát, nội thần kinh, nôi tiết, tim mạch, tiêu hóa, thận niệu, hô hấp, ngoại khoa, nhi khoa, chuyên khoa  mắt, tai mũi họng,  răng hàm mặt, da liễu, các di chứng chấn thương (chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, tổn thương xương khớp và mô mềm...).
2. Khoa Bệnh người cao tuổi - Bệnh nghề nghiệp - Y học cổ truyền
Trưởng khoa: Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Ý Nhi
Điều dưỡng trưởng: CNĐD Dương Thị Hiền
Khám và điều trị các bệnh: bệnh nội khoa cấp tính, mãn tính, các chuyên khoa tim mạch, hô hấp, nội tiết, thận niệu, xương khớp, bệnh nghề nghiệp, các bệnh di chứng sau tai nạn (chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, chấn thương xương khớp,..), bệnh nghề nghiệp và các bệnh cần điều trị phục hồi chức năng, y học cổ truyền.
3. Khoa Phục hồi chức năng người lớn
Trưởng khoa: Bác sĩ Dương Thị Hà
Điều dưỡng trưởng: CNĐD Trương Thị Thu Hoài
Khám và điều trị: các bệnh về thần kinh (di chứng tổn thương não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, viêm dây thần kinh tọa, viêm đa rễ, đa dây thần kinh …). Các bệnh về cơ, xương (thoái hóa cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng; thoái hóa khớp gối; gai gót chân; thoát vị đĩa đệm; hội chứng cổ vai; hội chứng thắt lưng hông; vẹo cột sống…). Các bệnh về khớp (viêm đa khớp dạng thấp; cứng khớp do Goute, do bỏng, sau phẫu thuật dây chằng, sau mỗ kết hợp xương, sau thay khớp hông và khớp gối toàn phần, sau bó bột…). Các bệnh về mạch máu (suy van tĩnh mạch chi dưới, phù nề sau phẫu thuật, sau chấn thương…)
4. Khoa Phục hồi chức năng Trẻ em
Trưởng khoa: Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Thị Minh Xuân
Điều dưỡng trưởng: YS Lê Thị Hồng
Khám và điều trị phục hồi chức năng cho các đối tượng trong đó chủ yếu là trẻ liệt do tổn thương não như: Bại não, viêm não, viêm màng não... Rối loạn vận động và phát triển như: Tự kỷ, chậm phát triển tinh thần - vận động, Hội chứng Down, ngu đần... Các dạng bệnh khác như: Liệt tùng thần kinh trẻ em, Trật khớp háng bẩm sinh, Bàn chân khoèo bẩm sinh, Nhược cơ, teo cơ, loạn dưỡng cơ...
5. Xưởng sản xuất dụng cụ:
Sản xuất các dụng cụ trợ giúp về Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng cho mọi người khuyết tật có nhu cầu như: Ghế góc, Ghế bại não có bô vệ sinh, khung tập đứng, khung tập đi, thanh song song, thang tường, bục gỗ, đai, nẹp, máng nâng đỡ, bó bột bàn chân khoèo...
Các lĩnh vực, phương pháp và kĩ thuật điều trị: 
- Ánh sáng trị liệu;
- Nhiệt trị liệu;
- Điện trị liệu;
- Thủy trị liệu;
- Vận động trị liệu;
- Hoạt động trị liệu; 
- Ngôn ngữ trị liệu;
- Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt;
- Dụng cụ trợ giúp thích nghi các loại;
- Kĩ thuật Bobath, Kĩ thuật kích thích cảm thụ bản thể thần kinh – cơ (Proprioceptive Neuromuscular Facilitation - PNF)...
6. Phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến
Trưởng phòng: BSCKII. Nguyễn Thái Long
Điều dưỡng trưởng Bệnh viện: CNĐD Trương Thị Hương Giang 
Ngoài vị trí, chức năng, nhiệm vụ theo qui định, phòng tham gia tiếp nhận các kiến thức và kĩ thuật cao về PHCN từ tuyến Trung ương và các Chuyên gia đầu ngành của nước ngoài đến tập huấn và làm việc.
Tạo cầu nối để Sinh viên Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Y tế Huế... đến học tập và thực hành tại Bệnh viện.
Đối với tuyến dưới, được sự ủy quyền của Ban Giám đốc Bệnh viện, phòng đã chỉ đạo triển khai và quản lý mạng lưới PHCN dựa vào cộng đồng từ tỉnh đến 152/ 152 phường, xã của tỉnh gồm Ban Điều hành chương trình tỉnh, 09 Thư ký chương trình huyện, 152 Thư ký chương trình xã và 1.271 Cộng tác viên PHCN cộng đồng. Số người khuyết tật toàn tỉnh đang quản lý tại cộng đồng là 14.674, trong đó số người khuyết tật đang được hướng dẫn chăm sóc và tập luyện là 1.404, số người khuyết tật có tiến bộ là 856. Có thể khẳng định rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước có 100% số xã được triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng và được Bộ Y tế đánh giá rất cao trong Hội nghị triển khai công tác Phục hồi chức năng năm 2014 được tổ chức tại Hải Phòng ngày 25 tháng 4 năm 2014.
MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN



 

Tập tin đính kèm:
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số