Tìm kiếm
"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"
 

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá website này như thế nào?


Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 18/09/2014

BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Địa chỉ: Số 322 Nguyễn Trãi, Phường Tây Lộc, TP Huế
Email:  benhvienyhcttthue@yahoo.com hoặc  bvyhct@thuathienhue.gov.vn
Điện thoại:     0234.3523969
Fax:         0234.3523969

Website: http://bvyhct.thuathienhue.gov.vn/



Ban lãnh đạo Bệnh viện:

Giám đốc:  Ths BS  Trần Đức Sáo
Điện thoại: 0234.3530.230
Phó Giám đốc: BS CKII Lê Minh Chung
Điện thoại:       0234.3580.590
Phó Giám đốc: BS CK I Lê Chí Thuần
Điện thoại:       0234.3589.898

* Chức năng của Bệnh viện:

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế là Bệnh viện chuyên khoa hạng II, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
1/ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng:
- Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại theo quy định. Chú  trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn.
- Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.
2/ Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền:
- Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền trong tỉnh;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn.
- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo quy định của pháp luật.
3/ Đào tạo:
- Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại Bệnh viện;
- Cử công chức, viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành lâm sàng.;
- Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;
- Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại Bệnh viện theo quy định.
4/ Chỉ đạo tuyến:
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được tuyến trên  chuyển giao.
- Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tham gia kểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y dược cổ truyền đối với các cơ sở y tế trong tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng vườn thuốc nam trong các cơ sở y tế và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền.
5/ Phòng, chống dịch bệnh:
- Chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn theo quy định.
6/ Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y, dược cổ truyền;
- Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây con làm thuốc.
7/ Công tác Dược và vật tư y tế:
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu;
- Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú;
- Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn;
- Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc Y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
8/ Quản lý Bệnh viện:
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;
- Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất của Bệnh viện theo quy định.
9/ Hợp tác quốc tế:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền;
- Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ , quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
* Cơ cấu tổ chức:
1/ Lãnh đạo:
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Bệnh viện; Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những lĩnh vực được phân công.
2/ Các phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp
- Phòng Hành chính Quản trị
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Điều dưỡng
3/ Các khoa chuyên môn:
- Khoa khám bệnh
- Khoa Nội
- Khoa Ngoại
- Khoa Cận lâm sàng
- Khoa Vật lý trị liệu
- Khoa Dược
- Trung tâm châm cứu
Giám đốc Bệnh viện xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các khoa phòng trên cơ sở quy định của Bộ Y tế trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Biên chế của Bệnh viện Y học cổ truyền là biên chế sự nghiệp y tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức biên chế quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế, Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước.
* Giới thiệu về những thế mạnh của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế được xếp Bệnh viện chuyên khoa hạng II, là tuyến khám chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền đầu ngành của tỉnh.
- Bệnh viện có đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao: tỉ lệ Bác sĩ sau đại học chiếm 70 % so số Bác sĩ hiện có, ngoài ra các lĩnh vực khác như cán bộ điều dưỡng, vật lý trị liệu, Dược…có trình độ đại học cũng rất cao. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Bệnh viện có tay nghề vững vàng, say sưa nhiệt tình trong công tác.  
- Đến với Bệnh viện Y học cổ truyền người bệnh thực sự thoải mái với tinh thần thái độ phục vụ từ khi vào khoa khám bệnh, tư vấn, quá trình điều trị, thanh toán ra viện.
- Trong hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tối ưu, rút ngắn thời gian điều trị, kết hợp thuốc y học cổ truyền với điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, chôn chỉ, vật lý trị liệu, và đặc biệt Kỹ thuật xông hơi thuốc mới được triển khai năm 2014 nhưng đã đã phục vụ bệnh nhân rất tốt.
Trong những năm qua Bệnh viện điều trị hiệu quả các bệnh thần kinh cơ xương khớp như: Đợt cấp viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp mãn tính; đau cột sống thắt lưng, cột sống cổ do cơ năng, do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm; di chứng liệt ½ người sau tai biến mạch máu não, bệnh hồi phục chức năng vận động, đặc biệt cải thiện ngôn ngữ ở bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ; Đau thần kinh tọa, liệt thần kinh VII ngoại biên…Các bệnh lý về tiêu hóa như trĩ nội, trĩ ngoại chúng tôi sử dụng phương pháp thắt hoặc tiêm xơ chai; bệnh viêm đại tràng mãn tính. Điều trị bệnh nhiễm sán dây (sán xơ mít) được xổ bằng thuốc YHCT rất hiệu quả. Điều trị có kết quả các bệnh  ngoaì da như mụn vùng mặt, viêm da dị ứng, mày đay…. …
Tỷ lệ bệnh nhân khỏi, đỡ ra viện chung hàng năm > 90%.
Ngoài thực hiện nghiêm túc các qui chế chuyên môn, tổ chức nghiên cứu khoa học, …Bệnh viện còn thường xuyên quan tâm tuyên truyền để cán bộ viên chức thực hiện tốt 12 điều y  đức của Bộ Y tế, 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông, qui tắc giao tiếp ứng xử của CBVC y tế, gắn với việc học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên ngoài chất lượng chuyên môn được nâng cao thì tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân luôn được bệnh nhân khen ngợi, đánh giá cao. Do đó bệnh viện luôn giữ được truyền thống, luôn là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân trong và ngoài tỉnh.
Về công tác đào tạo:
-    Bệnh viện là cơ sở thực hành cho sinh viên Trường Đại học Y dược Huế, Trường Cao đẳng Y tế Huế.
- Bệnh viện được hợp đồng hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận thực hành để bổ sung hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề cho các thầy thuốc có nhu cầu theo qui định của Luật Khám chữa bệnh.
 

Hình ảnh bệnh nhân đang xông hơi thuốc vùng chân tại Bệnh viện

Hình ảnh bệnh nhân  đang kéo dãn cột sống tại Khoa Vật lý trị liệu




















 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Liên kết website
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên HuếGia đìnhPhản ánh một cửaSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcBáo điện tử VTV NewsCổng thông tin điện tử Thừa Thiên HuếTạp chí cộng sảnChuyển đổi số