"TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH"

Hướng dẫn xử lý giếng nước để ăn uống và sinh hoạt trong mùa bão lụt
Ngày cập nhật 06/10/2022

Quy trình 3 bước xử lý nước giếng khơi (đào) để sinh hoạt và ăn uống trong mùa bão lụt.

Bước 1: Thau rửa giếng

- Khơi thông các vũng nước xung quanh khu vực giếng

- Tháo bỏ nắp và ni lông bịt miệng giếng

- Múc nước giếng dội lên thành giếng cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng, sàn giếng

- Nếu giếng ngập lụt, nước đục: Múc hoặc dùng máy bơm hút cạn nước và vét hết bùn cặn trong giếng.

- Nếu giếng không bị nước lụt tràn vào, vẫn trong: Nếu có điều kiện thì hút nước và thau rửa. Không thì tiến hành làm trong giếng nước.

Bước 2: Làm trong giếng nước

- Tính toán thể tích nước trong giếng (tính bằng chiều cao cột nước x diện tích hình tròn miệng giếng).

- Hòa tan 50g phèn chua cho mỗi 1m3 nước (có thể 100g nếu nước đục nhiều) vào 1 gầu nước, tưới đều lên giếng nước.

- Thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần.

- Chờ 30 phút – 60 phút cho cặn lắng hết

Bước 3: Khử trùng 

- Chuẩn bị hóa chất: Thường dùng Cloramin B 25%: Tùy theo thể tích nước trong giếng để tính lượng Cloramin B 25% cần thiết (để khử trùng 1m3 nước cần 10g Cloramin B 25%).

- Hòa lượng hóa chất vào một gầu nước, khuấy đều cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng.

- Thả gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Múc nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng thành giếng.

- Chờ sau khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Đối với nước giếng khoan:

- Làm vệ sinh bơm, sàn giếng: Loại bỏ hết bùn, đất, rác bám trên vòi bơm, sàn giếng.

- Bơm hết nước đục, đến khi thấy nước trong thì bơm thêm 15’ nữa, bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được.

Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng.

ThS. Trần Bá Thanh - Khoa SKMT-YTTH-BNN
Tin mới
Xem tin theo ngày