JAHR 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm
Ngày cập nhật 06/07/2015

Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 2014 (JAHR 2014) là báo cáo thứ 8 do Bộ Y tế cùng với Nhóm đối tác y tế (Health Partnership Group - HPG) phối hợp thực hiện hằng năm. Báo cáo JAHR đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011–2015, kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và Kế hoạch 5 năm, đồng thời tập trung phân tích sâu chuyên đề về “Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm”.


Báo cáo JAHR 2014, được xây dựng vào năm thứ 4 của chu kỳ kế hoạch 5 năm, và là năm cuối cùng để các quốc gia tiến tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), trong đó có 5 nhóm mục tiêu liên quan tới y tế, được các nước thành viên Liên Hợp Quốc cam kết hoàn thành đến năm 2015. Báo cáo có nhiệm vụ: (i) Hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch 2015, cung cấp sớm những thông tin hỗ trợ xây dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020 và (ii) Hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm (BKLN) giai đoạn 2015-2020.
PHẦN MỘT của Báo cáo phân tích đánh giá tình trạng sức khoẻ, các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ và cập nhật, đánh giá thực trạng hệ thống y tế Việt Nam với những nội dung chính sau đây:
Chương I: Tình trạng sức khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương II: Cập nhật thực trạng hệ thống y tế:
- Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm năm 2014;
- Tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011–2015, bao gồm (i) Tăng cường năng lực quản lý của ngành y tế; (ii) Nhân lực y tế; (iii) Tài chính y tế; (iv) Dược và trang thiết bị y tế; (v) Hệ thống thông tin y tế; (vi) Cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ), y tế dự phòng (YTDP), các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, DS-Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) và (vii) Cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB).
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản trong Kế hoạch 5 năm, 2011–2015 và Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam.
PHẦN HAI của báo cáo: Phân tích chủ đề về tăng cường dự phòng và kiểm soát các BKLN, với các nội dung sau:
- Chương III: Tổng quan về phòng chống BKLN trên thế giới và Việt Nam, gồm các nội dung (i) Tổng quan phòng chống BKLN trên thế giới và trong khu vực Tây Thái Bình Dương và (ii) Diễn biến dịch tễ học và gánh nặng BKLN ở Việt Nam.
- Chương IV: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN, bao gồm (i) Phòng chống tác hại của thuốc lá, (ii) Kiểm soát tác hại của rượu, bia; (iii) Khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và (iv) Tăng cường hoạt động thể lực, rèn luyện thể dục, thể thao.
- Chương V: Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phòng chống BKLN, bao gồm dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng và trẻ em.
- Chương VI: Tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng chống BKLN, với các nội dung về quản lý điều hành, nhân lực, tài chính, dược-trang thiết bị y tế, hệ thống thông tin – giám sát BKLN và cung ứng dịch vụ y tế.
PHẦN BA của báo cáo là kết luận, tổng hợp các nhận định chính về thực trạng hệ thống y tế Việt Nam và về chủ đề tăng cường phòng chống BKLN; khuyến nghị các giải pháp cho những vấn đề ưu tiên của kế hoạch 2015 và những năm tiếp theo và các giải pháp nhằm tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong dự phòng và kiểm soát BKLN.
PHỤ LỤC của báo cáo gồm các chỉ số theo dõi đánh giá các lĩnh vực y tế.

Nguồn: Bộ Y tế
 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Đào
Tin mới
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 47.232.810
Lượt truy cập hiện tại 10.013